Tin tức

Tất cả bài viết

Kết quả hiển thị 663

monamedia

Tháng Một 31, 2024

Điều Chỉnh Giá Bán Một Số Mặt Hàng Thiết Yếu

Ngày 23 tháng 06 năm 2008, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 147/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh doanh xăng, dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác. Thông báo cho biết, ngày 04 tháng 6 năm 2008, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng: Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải đã họp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều hành kinh doanh xăng, dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác. Sau khi nghe báo cáo của các Bộ, cơ quan và đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau: Giá cả vật tư, hàng hoá trên thế giới, nhất là xăng dầu, phân bón, thép tiếp tục biến động phức tạp, khó lường. Để bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và giao những nhiệm vụ cụ thể cho các bộ về điều hành kinh doanh xăng dầu và về điều chỉnh giá bán một số mặt hàng thiết yếu. Đối với việc điều chỉnh giá bán một số mặt hàng thiết yếu, Thủ tường yêu cầu: - Tiếp tục giữ ổn định đến hết năm 2008 giá các mặt hàng: điện, nước sạch và cước vận chuyển xe buýt công cộng; các mặt hàng khác thuộc danh mục các mặt hàng đang thực hiện chủ trương kiềm chế giá, doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý, phù hợp với quy định hiện hành, sau khi đã áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm thiểu tác động bất lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Các Bộ: Công Thương, Tài chính tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm soát giá thành; kiểm tra việc niêm yết và bán theo giá niêm yết; có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp nâng giá tuỳ tiện, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Tuy giấy không thuộc 14 mặt hàng thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh Giá, nhưng đây lại là mặt hàng rất quan trọng đối với xuất khẩu hàng hóa và mặt hàng nhậy cảm, nên các doanh nghiệp giấy cần chủ động tiết kiệm hơn nữa trong sản xuất, kiềm chế giá bán, chia lửa với các doanh nghiệp sản xuất bao bì, chia xẻ gánh nặng với các cơ quan báo chí với người tiêu dùng liên quan đến giấy in báo và giấy in & viết, cùng cả nước vượt qua những khó khăn gay gắt hiện nay. VPPA

monamedia

Tháng Một 31, 2024

Chinamac Fair 2008: Triển Lãm Máy Móc, Thiết Bị Trung Quốc Lần Thứ 5 Tại Việt Nam

Từ ngày 23 đến ngày 26/07/2008 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế tp Hồ Chí Minh (HIECC), số 446 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, tp Hồ Chí Minh, Triển lãm Máy móc Thiết bị Trung Quốc-CHINAMAC FAIR lần thứ 5 do Công ty Hội chợ triển lãm và Quảng cáo Việt Nam-VIETFAIR phối hợp cùng Công ty Triển lãm Quốc tế Việt Triệu-Hồng Kông và Quảng Đông. Công ty Hợp tác Kỹ thuật Kinh tế Đối ngoại Công nghiệp nhẹ Trung Quốc tổ chức thường niên với mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp máy móc thiết bị tại Việt Nam và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia Việt- Trung. Đây là một hoạt động thiết thực, là cơ hội để các công ty Trung Quốc giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới về máy móc thiết bị, tìm hiểu thị trường Việt Nam đang trên đà phát triển, gặp gỡ với các doanh nghiệp Việt Nam để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Tham dự hội chợ lần này có hơn 200 tập đoàn, công ty hàng đầu Trung Quốc đem đến Việt Nam giới thiệu nhiều sản phẩm máy móc thiết bị chuyên dụng được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến với thương hiệu nổi tiếng và chất lượng quốc tế tại Triển lãm Máy móc, Thiết bị Trung Quốc. Đến với triển lãm CHINAMAC lần thứ 5 này có sự góp mặt của các công ty trong tốp 500 doanh nghiệp mạnh về máy móc và các doanh nghiệp trong tốp 100 doanh nghiệp mạnh về giao thông của Trung Quốc. Ban tổ chức cho biết, 65% các nhà triển lãm lần này đã tham gia các kỳ triển lãm trước. Tại cuộc họp báo giới thiệu về CHINAMAC tại Hà Nội, trả lời phỏng về vấn đề tỷ giá có ảnh hưởng đến việc thanh toán các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị sẽ được kết tại triển lãm lần này hay không, Tổng Giám đốc VIETFAIR, ông Nguyễn Văn Ngân, cho biết các doanh nghiệp tham gia CHINAMAC 2008 đã có kinh nghiệm cũng như sự chuẩn bị chu đáo cho triển lãm và nhiều doanh nghiệp đã có văn phòng đại diện ở Việt Nam nên sự biến động của tỉ giá đô la Mỹ sẽ không còn là mối quan ngại. Ông Ngân cho biết thêm rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc đồng ý thanh toán hợp đồng theo tỷ giá niêm yết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CHINAMAC tổ chức 05 năm liên tiếp tại TP Hồ Chí Minh cho thấy đây là một thị trường rộng lớn và có nhu cầu rất lớn về máy móc thiết bị. Sự hiệu quả của CHINAMAC còn được minh chứng qua tổng trị giá hợp đồng được ký kết tại triển lãm, tăng từ chỉ vẻn vẹn khoảng 3 triệu USD trong năm 2004 (khi CHINAMAC lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam) lên 8 triệu USD vào năm 2005 và đạt khoảng 20 triệu USD vào năm 2007. Con số này được kỳ vọng sẽ cao hơn tại CHINAMAC 2008 khi có trên 200 doanh nghiệp tham gia trưng bày tại 250 gian hàng. Trong những ngày diễn ra Hội chợ, VIETFAIR còn tổ chức nhiều cuộc tham quan khảo sát một số nhà máy theo nhóm ngành công nghiệp ở Việt Nam cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Hơn 20 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo thiết bị ngành giấy được Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam bố trí tham quan nhà máy giấy Tân Mai, nhà máy giấy Bình An. K.N