if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Đạt mức 85,16 tỉ USD trong tám tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước tăng 15,1%. Thế nhưng "thành tích" xuất khẩu này đang đến từ các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn khối DN trong nước lại giậm chân tại chỗ.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của DN trong nước vốn mạnh ở nhóm ngành nông lâm thủy hải sản thì nay đang bị chựng lại, thậm chí sụt giảm.
Nhiều ngành sụt giảm
Theo Công ty CP Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau, doanh thu bán hàng của công ty trong quý 2-2013 giảm 182,29 tỉ đồng, tương đương giảm 55,34% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, lượng hàng bán giảm 52,3%. Nhiều công ty khác trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu cũng trong tình trạng tương tự. Tính chung toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tám tháng đầu năm nay vào khoảng 4,05 tỉ USD, chỉ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong nhóm ngành nông lâm thủy hải sản, các DN ngành cao su đang phải chứng kiến tình trạng rớt giá thảm hại của mặt hàng cao su xuất khẩu. Theo Công ty CP cao su Đồng Phú, giá cao su xuất khẩu đã giảm mạnh, đồng thời lượng hàng xuất khẩu cũng giảm. Cụ thể, giá xuất khẩu trong tháng 8-2013 của Đồng Phú chỉ còn 48,7 triệu đồng/tấn. Vì thế, mặc dù lượng xuất khẩu trong tám tháng đầu năm 2013 là 3.514,9 tấn, tăng 8,5% nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 10,03 triệu USD, bằng 81,7% cùng kỳ năm ngoái.
Một số ngành hàng khác bị sụt giảm cả về giá và lượng xuất khẩu như phân bón, sắn và sản phẩm từ sắn, cà phê, gạo...
Doanh nghiệp FDI nắm giữ
Đáng chú ý, những ngành có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ấn tượng trong tám tháng đầu năm nay như nhóm điện thoại di động và linh kiện, ngành hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện... đều do các DN FDI nắm giữ gần như toàn bộ. Chỉ trong tám tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành điện thoại di động và linh kiện đạt 13,39 tỉ USD, tăng tới 80,8%. Tuy nhiên trong số đó, khối DN FDI đã chiếm tới 13,28 tỉ USD và gần như toàn bộ đến từ Công ty Samsung Electronics VN.
Nhóm ngành hàng có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, với mức tăng 42,1%. Tuy nhiên, trong tổng số 6,77 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, các DN thuộc khối FDI đã chiếm tới 6,65 tỉ USD.
Hiện DN FDI còn giữ kim ngạch xuất khẩu lớn ở một số ngành hàng như dệt may 6,83 tỉ USD, da giày 4,18 tỉ USD... Các DN FDI đang đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở những ngành hàng này. Theo Hiệp hội Da giày VN (Lefaso), trong khoảng hai tháng trở lại đây, Lefaso liên tiếp nhận được các thông tin đề nghị hợp tác trong lĩnh vực sản xuất giày thể thao, giày thời trang, túi xách của các DN đến từ Pháp, Úc, Nhật. Một cán bộ có thẩm quyền của Lefaso cho rằng nếu so với chi phí đầu tư ở các quốc gia khác, "VN vẫn đang là nơi có mức giá cạnh tranh hơn cả, nên việc các DN nước ngoài tìm đến VN ngày càng nhiều là điều không quá khó hiểu".
Không chỉ có số lượng DN FDI mới thành lập tìm kiếm cơ hội làm ăn nhiều hơn tại VN, những doanh nghiệp FDI cũ, hoạt động lâu năm cũng dần tăng cường mở rộng nhà xưởng, "rót" tiền đầu tư thêm để nâng quy mô sản xuất. Công ty TNHH Việt Nam Chang Shin, chuyên sản xuất giày cho Hãng Nike, vừa công bố tăng thêm vốn đầu tư 12 triệu USD để mở rộng nhà máy, tăng sản lượng sản xuất cho đơn hàng của năm 2014. Hàng loạt doanh nghiệp FDI đang sản xuất cho các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Coach, Puma, Converse, Clark... đều âm thầm tăng năng lực sản xuất, tuyển dụng thêm nhân công để đón đầu các cơ hội làm ăn từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, ước tính khối DN FDI hiện chiếm khoảng 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của ngành. "Nếu xét ở ngành may mặc, năng lực cạnh tranh giữa DN trong nước với DN FDI có thể tương đồng. Nhưng nếu so với dệt, nhuộm và kéo sợi thì khối doanh nghiệp FDI vượt trội hơn hẳn, từ quy mô cho đến năng lực sản xuất" - ông Hồng nhận định.
TRẦN VŨ NGHI - BẠCH HOÀN (Báo Tuổi trẻ)
Cạnh tranh gay gắt
Ông Cao Tiến Vị - tổng giám đốc Công ty CP Giấy Sài Gòn (SGP) - cho biết nhu cầu sử dụng giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng đang có xu hướng tăng dần theo mỗi năm. Theo ông Vị, trong số hàng trăm DN đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy công nghiệp thì khối DN FDI dù chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn nhưng lại đang chi phối về quy mô và công suất sản xuất.
Một chuyên gia lâu năm trong ngành giấy nói nếu DN trong nước có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún vài ngàn tấn/năm thì DN đến từ Malaysia, Thái Lan, Nhật, Singapore... lại đang vận hành những nhà máy có công suất sản xuất đến hàng trăm ngàn tấn/năm, chiếm hơn 50% trong tổng công suất sản xuất gần 1,3 triệu tấn/năm của cả ngành. Chỉ có rất ít DN trong nước như SGP, Bãi Bằng, An Bình mới có nhà máy công suất 40.000-200.000 tấn/năm, và cũng đang phải cạnh tranh rất gay gắt mới trụ được chỗ đứng trên thương trường.
803 Lượt xem
0 bình luận
1758 Lượt xem
0 bình luận
803 Lượt xem
0 bình luận
2903 Lượt xem
0 bình luận
42502 Lượt xem
0 bình luận