if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cử đoàn xuống xác định những dấu hiệu vi phạm trong vụ Formosa. Bộ đang phối hợp và sẽ căn cứ vào kết luận của Ủy ban Kiểm tra, Bộ Chính trị để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan...
Sáng ngày 21/12, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT.
Việc xử lý trách nhiệm trong vụ Formosa đến đâu?
Tại buổi kiểm tra, nhắc lại quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, Tổ trưởng Tổ Công tác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ giải trình làm rõ thêm 7 vấn đề, ngoài 7 nhiệm vụ quá hạn.
Theo Bộ trưởng, sự cố môi trường do Formosa gây ra là sự cố rất đáng tiếc, thiệt hại vô cùng lớn, chúng ta được nhiều nhưng thiệt lại cũng lớn.
Trong quá trình chỉ đạo, Thủ tướng giao Bộ TN&MT kiểm tra, xem xét, đánh giá việc cấp phép xả thải, đánh giá tác động môi trường, quy trình xử lý.
“Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng cũng hứa là yêu cầu kiểm tra, đánh giá, kiểm điểm nếu có vi phạm và công bố công khai trước dư luận, báo chí. Thủ tướng đặt vấn đề, đề nghị Bộ trưởng báo cáo tiến độ công việc đến đâu rồi”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường, chúng ta lên hàng đầu là tăng trưởng xanh, không vì kêu gọi đầu tư mà đánh đổi môi trường.
Đây là cả quá trình không làm ngay một lúc được, nhưng các vấn đề về ô nhiễm môi trường, xả thải, quy trình đánh giá tác động môi trường, quan trọng nhất là chất lượng quy trình đó như thế nào để xem xét với thái độ nghiêm túc.
Một vấn đề khác, Thủ tướng rất quan tâm là công tác quản lý đất đai, tích tụ ruộng đất. Bởi nếu không có chính sách, cơ chế mà vẫn để đất đai nhỏ lẻ, manh mún thì không thể thực hiện được công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao. Bộ trưởng có đề xuất như thế nào về cơ chế, chính sách.
“Báo chí vẫn đặt vấn đề là, sổ đỏ thì in nhiều nhưng cấp thế nào? Có cấp hết không hay sổ đỏ để trong xã, trong phường, nằm trong tủ của cán bộ địa chính. Ngay cả vấn đề đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chi phí không chính thức, chi phí quá cao, gây khó khăn phức tạp đến người dân để nhận được bìa đỏ”, người đứng đầu Tổ Công tác nói.
Ngoài qua, thông qua Tổ Công tác, Thủ tướng cũng truyền đạt đến Bộ TN&MT làm rõ những vấn đề liên quan đến công tác quản lý khoáng sản, việc khai thác cát, sỏi, đá trái phép trên các dòng sông; quản lý đội ngũ cán bộ địa chính ở cơ sở.
Xử nghiêm thì có 90% doanh nghiệp vi phạm về môi trường
Giải trình những vấn đề Thủ tướng đặt ra, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, ngay khi sự cố môi trường xảy ra, Bộ đã tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.
Hiện nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cử đoàn xuống xác định những dấu hiệu vi phạm. Bộ đang phối hợp và sẽ căn cứ vào kết luận của Ủy ban Kiểm tra, Bộ Chính trị để xử lý.
“Bộ sẽ thực hiện đầy đủ quy trình theo quy định của pháp luật về xử lý cán bộ bảo đảm dân chủ, chính xác, nghiêm minh. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ sẽ xử lý trong năm 2016. Còn sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị về tập thể, cá nhân có liên quan nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục xử lý”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong công tác quản lý môi trường, người đứng đầu ngành TNMT cho biết, Bộ đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 336 doanh nghiệp có nguồn xả thải lớn và đang hoàn thiện kết luận để báo cáo Thủ tướng.
“Chúng tôi cũng sẽ kiến nghị một số giải pháp để có lộ trình giải quyết. Bởi nếu ta làm nghiêm theo quy định của luật thì có thể nói 90% doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Trên thực tế, khí thải, chất thải rắn, nước thải chúng ta chưa kiểm soát được, đặc biệt ở các cụm công nghiệp, chất thải đang được xả trực tiếp ra môi trường”.
Trên phương diện quản lý Nhà nước về vấn đề đất đai, Bộ trưởng cho biết, sẽ trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để có những tháo gỡ.
“Tôi nghĩ không phải là hạn điền mà cần có cơ chế, chính sách như thế nào để tích tụ được ruộng đất với những giải pháp cụ thể để khuyến khích người nông dân tham gia, bảo đảm pháp lý lâu dài cho người nông dân, cũng như bảo vệ lợi ích, trách nhiệm của doanh nghiệp”.
Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ TN&MT đang đặt ra mục tiêu còn 5% đất đai chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng sẽ được cấp xong trong thời gian tới. Bởi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp cho Nhà nước quản lý đất đai tốt hơn.
“Chúng tôi sẽ mạnh dạn đề xuất với Chính phủ, Quốc hội xem xét có cơ chế là cấp quyền sử dụng đất là trách nhiệm của Nhà nước”.
Theo Bộ trưởng, hiện có một số địa phương có quan điểm đã cấp là phải thu được nguồn lực, tận thu mọi nguồn lực nhưng nay phải thay đổi để quản lý được đất đai. Hơn nữa, khiếu nại, tố cáo đến 60% liên quan đến đất đai.
Nguồn: Báo Thanh Tra
802 Lượt xem
0 bình luận
1756 Lượt xem
0 bình luận
802 Lượt xem
0 bình luận
2902 Lượt xem
0 bình luận
42499 Lượt xem
0 bình luận