if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Như thường niên cứ hai năm một lần, ngành Giấy Châu Á lại tổ chức sự kiện. Từ năm 1998 đến 2004, sự kiện này được tổ chức tại Singapore, năm 2006 và 2008 tổ chức tại Bangkok, Thai lan.
“Asian Paper 2008” gồm hai phần chính: Hội chợ triển lãm và Hội nghị - hội thảo. Phần hội thảo chia làm hai phần: Hội thảo ứng dụng kỹ thuật mới và Hội thảo quản trị cấp cao.
Vẫn xuất hiện các tên tuổi lớn của các nhà cung cấp thiết bị, hóa chất, phụ tùng và sản xuất giấy trên thế giới của G7, Bắc Âu, Nhật, Hàn quốc... Phần lớn các Công ty dịch vụ, thương mại, văn phòng đại diện ở Trung quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Đài Loan... đã khá quen thuộc với ngành ngày Việt nam và thu hút sự quan tâm của quan khách khá nhiều. Tổng cộng có trên 160 gian hàng lớn nhỏ. Tuy nhiên, có thể tự hào để gọi ngày 24.4 (tại Hội chợ) là ngày của Việt nam. Được Ban tổ chức dành cho gian hàng với diện tích 18m2 ở một vị trí tương đối khiêm tốn. Cái mà Việt nam đem đến cho đối tác là thông tin hết sức lạc quan về một viễn cảnh phát triển ngành Giấy Việt Nam, về cơ hội đầu tư với điểm xuất phát là nhu cầu tiêu dùng hiện đang trên 1,8 triệu tấn (năm 2007) với tốc độ tăng trưởng là 21%/năm; năng lực sản xuất mới đáp ứng khoảng 59,6% nhu cầu. Mặc dù thông tin về các thành viên Hiệp hội chưa nhiều (12 đơn vị), nhưng sự chuẩn bị công phu từ áp phích, danh bạ, danh thiếp và tiếp xúc trực tiếp đã phần nào giúp đối tác hiểu biết hơn về ngành Giấy Việt nam bằng những phương tiện và ngôn ngữ chung. Hơn 1000 bộ danh thiếp, danh bạ thành viên Hiệp hội đã hết sạch vào ngày 24.4.2008. Cũng có thể coi điểm nhấn thu hút sự chú ý của các bạn bè có lẽ bắt đầu từ bài tham luận của ông Vũ Ngọc Bảo, tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam. Những con số về năng lực sản xuất và tiêu dùng giấy đã gây được nhiều ngạc nhiên đặc biệt là hàng loạt các dự án đầu tư từ nay đến 2010 của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có nhiều dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài: Vina Kraft, Lee & Man, Nine Dragon, An Bình, An Hòa, Giấy Sài Gòn, VINAPACO, Phương Nam …
Những khuynh hướng mới
Về thị trường và đầu tư, rõ ràng khu vực Châu Á trong thập niên qua đã thu hút đầu tư với tốc độ phát triển cao nhất, đặc biệt là Trung Quốc (từ khoảng 10 triệu tấn năm vào những năm đầu thập niên 1990 nay đã là 36 triệu tấn/năm, đứng thứ hai thế giới). Đặc biệt đầu tư bột giấy cũng có sự dịch chuyển mạnh sang các nước đang phát triển, chủ yếu là bột sớ ngắn. Tình hình Bắc Âu thì ổn định, nhưng lượng bột sớ dài ít phát triển mở rộng hơn so với nhu cầu nên tới đây có thể sẽ tăng giá. Tăng giá đầu vào là thách thức lớn và không ngoại trừ giá bột giấy (softwood) sẽ vượt ngưỡng 1000 USD/tấn như đã từng xảy ra vào cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Giấy vụn đã trở thành nguồn nguyên liệu sơ sợi được ưu tiên chọn lựa và sẽ tiếp tục tăng giá do nhu cầu sử dụng tăng cao.
Nhiều ứng dụng kỹ thuật mới đang triển khai tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Thái lan, Indonesia … Thiết bị và vật liệu được nghiên cứu chế tạo với tuổi thọ cao hơn, khả năng vận hành, bảo dưỡng ngày càng thuận lợi hơn. Tốc độ thiết bị là vấn đề được quan tâm. Tốc độ sản xuất giấy bao bì đã trên 800 m/phút; giấy in báo là 2200 m/phút; giấy in có tráng phủ là 1800 m/phút.; giấy tissue là 2200 m/phút …Hiện đại hóa thiết bị đồng hành với việc tự động hóa vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất. Vần đề giảm tiêu hao năng lượng đã trở nên cấp thiết. Giảm tiêu hao hơi tại phần sấy giấy cũng như hệ thống nước trắng là chọn lựa ưu tiên trong các chương trình tối ưu hóa.
Đặc biệt xu hướng tối ưu hóa công nghệ và dây chuyền sản xuất đang vận hành đang gia tăng. Hàm lượng báo cáo trong ứng dụng kỹ thuật chiếm hơn 30% cho thấy cơ hội khai thác chiều sâu dây chuyền sẵn có đưa đến hiệu quả chắc chắn, nhanh hơn, đỡ rủi ro hơn đang được quan tâm ở các khu vực trên thế giới.
Hóa chất sử dụng cho ngành giấy trong vòng 20 năm đã tăng 1,7 lần. Xu hướng sử dụng hóa chất thực sự là cuộc cách mạng về thay thế nguyên liệu và gia tăng nhiều thuộc tính phẩm cấp giấy hơn hẳn cách đây 20 năm. Trên 40% hóa chất đã có mặt trong tờ giấy và ở Việt Nam cũng đã có nơi sản xuất với định mức tiêu hao bột giấy/giấy là 0,78 tấn/tấn và độ tro giấy là 25%. Có thể trong vài năm tới những con số này là thước đo hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất giấy fine paper.
Những điều học được từ đất bạn Thái Lan
Có một diện tích gấp hơn 1,5 lần Việt nam với khoảng 80% là vùng đồng bằng; 64 triệu dân với 70% dân cư sống bằng nghề nông. Thiên nhiên đã ưu đãi cho miền đất nông nghiệp này. Điều đáng nói là giá đất thấp hơn Việt nam rất nhiều, đặc biệt ở các thành phố lớn, điều đó cho thấy lợi thế hấp dẫn về đầu tư sẽ ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư tại Thái Lan khi tình hình chính trị, xã hội ổn định nếu giá bất động sản tại các thành phố, khu công nghiệp ở Việt nam vẫn tăng ngất ngưởng.
“Tận tình, chu đáo” với du khách là phương châm hành động, sống và làm ăn của người dân Thái Lan với hơn 30% thu nhập từ Du lịch. Thực ra điều phải học ở đây là họ luôn đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao, từ gạo, hoa, đồ dùng gia dụng, dịch vụ và … giấy. Nhân dịp được tham quan Nhà máy Thai Union Paper thuộc tập đoàn Siam Cement Group, một Nhà máy có quy mô không lớn, máy móc thiết bị được chế tạo cách đây hơn 30 năm, nhưng mẫu mã và phẩm cấp chất lượng sản phẩm thì rất đáng để chúng ta học tập.
Với một máy giấy khổ rộng 2,4 m, chế tạo từ thập niên 1970, đã được vận hành hết sức “ổn”. Ổn ở đây với ý nghĩa vượt trên công suất thiết kế ban đầu khoảng 40%. Thiết bị này vào thập niên 1970, được thiết kế với vận tốc khoảng 250 m/phút (vận hành tối đa khoảng 220 m/phút) nhưng hiện tại đang chạy với vận tốc 350 m/phút bằng hệ thống DCS (Distribution Control System) chuyên sản xuất giấy đế cho giấy in tráng phủ (máy tráng offline). Máy nhỏ nhưng họ đã không ngần ngại hiện đại hóa từng phần để đạt phẩm cấp cao. Điều mà rất hiếm các doanh nghiệp Giấy tại Việt nam làm được.
Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự với số lượng nhiều nhưng …
Số người của Việt nam tham dự, tham quan hội chợ là trên 60 người, chia thành nhiều đoàn đi dưới nhiều hình thức. Có tổ chức nhất phải kể đến đoàn của VINAPACO (Tổng Công ty Giấy Việt Nam) và đoàn của Hiệp hội Giấy và Bột Giấy Việt nam (kết hợp tham gia hội chợ và du lịch). Chương trình của Hiệp hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam còn có thêm phần đi thăm quan Nhà máy Giấy của tập đoàn SIAM CEMENT GROUP.
Cũng đáng tiếc là tham dự với số lượng đông, nhưng đa số là tham quan hội chợ. Số người tham dự các buổi Hội thảo thì quá ít ỏi. Ở một khía cạnh nào đó, cũng có thể coi đây chính là khoảng cách giữa trình độ nguồn lực ngành Giấy Việt nam so với khu vực và thế giới. Cũng còn chưa biết bao lâu chúng ta sẽ có Báo cáo tham luận “ứng dụng kỹ thuật mới” hoặc Báo cáo về kinh nghiệm quản trị, đầu tư phát triển chia sẻ với đồng nghiệp trên thế giới ở những diễn đàn rộng lớn như vậy ? Hàm lượng chất xám, khả năng ngoại ngữ và tài chính hiện còn đang là rào cản lớn đối với Việt Nam. Và đó là sứ mạng của nguồn lực trẻ của ngành Giấy Việt Nam, cần phải nỗ lực ngay từ bây giờ để còn có thể tham gia nhiều hơn vào 3 đến 5 năm nữa.
Thêm nữa, ý thức tổ chức, tính cộng đồng tương trợ, hòa nhập, thích ứng, ham học hỏi hiểu biết rộng (không chỉ đơn thuần là ngành nghề) còn là những nhược điểm mà chúng ta phải khắc phục dài dài. Thực ra, nếu có một phong cách làm việc năng động, nhanh nhạy, ý thức tốt về sự phối hợp làm việc thì có thể những thông tin gửi về văn phòng Hiệp hội sẽ nhiều hơn, sớm hơn, phong phú hơn, chính xác hơn. Các ấn phẩm sẽ có thời gian biên soạn hay hơn, chỉnh sửa kịp thời, chính xác hơn trước khi in ấn. Ở góc độ nhà tổ chức người ta sẽ thán phục sức làm việc của văn phòng Hiệp hội vì đã chuẩn bị tất cả mọi việc chỉ trong vòng 2 tháng trước ngày khai mạc nhưng ở khía cạnh khác thì lại hết sức lo ngại về môi trường hợp tác, hưởng ứng của các thành viên trong Hiệp hội. Hãy nghĩ xem, tạo sao tổ chức sự kiện ở nước ngoài có thể chuẩn bị, lên kế hoạch chương trình trước đó hàng năm ? Thực tế thường thấy ở những doanh nghiệp trong nước, nếu là người làm trong doanh nghiệp sản xuất, nhưng chỉ ở bộ phận khác như thị trường, tài chính, nhân sự thì hiểu biết về công nghệ giấy, thiết bị giấy và ngay cả về lịch sử của chính doanh nghiệp đó cũng còn khá mơ hồ. Trong khi các nhân viên làm việc cho các Công ty nước ngoài, các văn phòng đại diện cung cấp thiết bị, hóa chất có thể khi mới ra trường ngành nghề của họ rất xa lạ với ngành Giấy, nhưng họ nắm bắt khá rõ về dây chuyền công nghệ, các thiết bị, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian ngắn. Hàng năm đều được tu nghiệp ở “chính quốc”. Còn quá nhiều việc phải làm cho vấn đề nguồn lực tại Việt Nam hiện nay.
* Nguyễn Nguyễn - Vietpaper
876 Lượt xem
0 bình luận
1845 Lượt xem
0 bình luận
876 Lượt xem
0 bình luận
2970 Lượt xem
0 bình luận
42737 Lượt xem
0 bình luận