if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Sau một năm 2009 ảm đạm, năm 2010 chứng kiến sự phục hồi vượt bậc. Năm 2011 sẽ không được tốt đẹp như năm 2010 nhưng các nước đang phát triển cũng sẽ vẫn có sự tăng trưởng.
Theo dự báo của RISI, công nghiệp giấy thế giới sẽ công bố năm 2010 là năm tăng trưởng mạnh nhất trong 26 năm qua. Mức tăng trưởng của năm là 6.7%. Tuy nhiên, trong tổng mức tăng trưởng này có một lượng tồn kho rất lớn của năm 2009, một năm đã được xem là sa sút trầm trọng nhất trong 35 năm trở lại đây. Do đó, sự tâng bốc xung quanh mức tăng trưởng của năm 2010 cũng được cho là hơi quá đà. Mặc dù vậy, nhu cầu giấy thế giới trong năm cũng đạt kỷ lục mới, vượt đỉnh cao của năm 2007 gần 2 triệu tấn. Nhu cầu tăng kéo theo sự tăng giá tất cả các hàng hóa và vật tư khác, như bột giấy và giấy tái chế.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất không nên ngủ yên trên chiến thắng khi bước sang năm 2011. Có hai nguyên nhân chính: (1) Lượng tiêu dùng đang giảm trên tất cả các thị trường Mỹ, Tây Âu và Nhật bản, có thể sẽ làm suy yếu sự phục hồi của tổng cầu thế giới. (2) Một phần đáng kể trong sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế nói chung là lượng tồn kho theo sau suy thoái kinh tế hồi cuối năm 2008 và đầu năm 2009, và lượng tồn kho này sắp hết. Như vậy, nếu so với sản lượng cao của năm 2010 có thể sản lượng sản xuất công nghiệp sẽ yếu đi vào năm 2011 nếu tính đến lượng tồn kho bị giảm đi. Khu vực công nghiệp của các nước phát triển sẽ nhạy cảm nhất với sự suy thoái này, nhưng các nước đang phát triển cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một vấn đề tiềm tàng khác đối với nền kinh tế 2011 là xu hướng ngày càng tăng của việc giảm kích thích tài chính từ các chính phủ, đặc biệt ở các nước phát triển.
Các nguyên nhân như nêu trên dẫn đến kết quả dự đoán năm 2011 sẽ tăng trưởng chậm hơn năm 2010. Tuy nhiên, các nước đang phát triển do vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ nên sự suy thoái sẽ giảm nhẹ hơn. Nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy yếu của các nước phát triển, nhưng sẽ không nhiều như trước đây.
Ảnh hưởng lớn nhất với công nghiệp giấy và bột giấy 2011 là sự giảm tồn kho. Năm nay nhiều chủng loại không có tồn kho, nhưng ít nhất cũng ổn định sau sự sụt giảm nghiêm trọng của năm 2009. Tồn kho giảm mạnh do tiêu dùng tăng trong năm 2010. Mặt khác, nhu cầu giấy năm 2011 giảm do giá cả tăng cao. Như vậy nhu cầu giấy thế giới 2011 sẽ tăng dưới 3% hoặc chỉ bằng một nửa năm 2010. Nhu cầu giấy ở các nước đang phát triển tăng khoảng 6%.
Khu vực châu Á Thái Bình Dương
Không đáng ngạc nhiên khi khu vực châu Á Thái Bình Dương phát triển nhất so với tất cả các khu vực sản xuất giấy khác trong hai năm bất ổn vừa qua. Thị trường giấy châu Á tăng trưởng vững chắc trong năm 2010, đạt 6 – 7%. Thị trường giấy báo, giấy in, giấy viết đều phát triển thuận lợi theo sau sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, do sự phục hồi của các thị trường in ấn, quảng cáo và tiêu dùng giấy trong kinh doanh. Sự đảo chiều của hàng tồn kho phần nào cũng góp phần phục hồi nhu cầu tiêu dùng giấy. Sự tăng trưởng thể hiện ở nhu cầu giấy in báo tăng thêm 780.000 tấn, nhu cầu giấy in/viết tăng 2,9 triệu tấn (trong đó 1,2 triệu tấn giấy từ bột hóa không tráng phủ và 1,35 triệu tấn giấy tráng phủ).
Sự phục hồi rộng khắp trong khu vực, dẫn đầu là Ấn độ và Trung Quốc với tổng nhu cầu giấy báo tăng thêm 550.000 tấn và giấy in/viết tăng 2,1 triệu tấn. Nhu cầu giấy của các nước trong khu vực hầu hết đều tăng trở lại sau sự sụt giảm năm 2009. Ngoại lệ có Nhật bản, nhu cầu giấy báo giảm nhưng nhu cầu giấy in/viết tăng tương ứng sự giảm sút nhu cầu của giấy báo.
Trong 4 chủng loại giấy in/viết chính, giấy làm từ bột cơ phát triển nhanh hơn, nhưng phần lớn sản lượng là giấy làm từ bột hóa. Nhu cầu giấy tráng phủ năm 2010 tăng 6% (trong khi năm 2009 giảm 7%), bù trừ tăng 710.000 tấn so với năm 2009. Nhu cầu giấy không tráng phủ tăng 5%, bù trừ tăng 1% so với năm 2009. Nhu cầu giấy tráng phủ từ bột cơ tăng 19%, do sự tăng trưởng mạnh ở Trung quốc.
Dự báo trong trung hạn, tổng cầu giấy in/viết châu Á sẽ tăng trung bình 4,2% /năm, nâng tổng sản lượng lên 53 triệu tấn vào năm 2015, tức tăng thêm 10 triệu tấn so với năm 2010. Trung quốc sẽ thống lĩnh sự tăng trưởng trong khu vực, chiếm 67% lượng tăng thêm do nhu cầu sẽ tăng 6,7 triệu tấn tính từ năm 2010 đến năm 2015. Ấn độ đứng thứ hai trong khu vực về sản lượng tăng thêm do có dân số khổng lồ, chiếm 15% sự tăng trưởng của khu vực, tức 1,5 triệu tấn
Theo vinapaco
809 Lượt xem
0 bình luận
1763 Lượt xem
0 bình luận
809 Lượt xem
0 bình luận
2906 Lượt xem
0 bình luận
42518 Lượt xem
0 bình luận