if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Thị trường giấy trong nước 2 tháng đầu năm 2011 gặp nhiều trở ngại lớn trên lộ trình ổn định giá bán do ảnh hưởng của tỷ giá và giá các loại nguyên nhiên liệu đầu vào liên tục tăng cao. Thêm vào đó, với tình hình hiện nay việc sử dụng nguồn ngoại tệ để nhập khẩu là điều rất khó khăn và như vậy cả nguyên liệu lẫn giấy nhập khẩu các loại sẽ khan hiếm lại càng khan hiếm hơn. Tuy nhiên tình hình này được dự báo sẽ trở nên khó khăn hơn khi mà giá bột giấy, giá than sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Trước những khó khăn trên, một số doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước đã tăng giá bán cao hơn cả giá giấy nhập khẩu. Cụ thể như: giấy in, giấy viết định lượng trên 70g/m2 có giá 23,1 triệu đồng/tấn, (tăng khoảng 2,2 triệu đồng/tấn so với cuối năm 2010), giấy in báo khoảng 14,5 triệu đồng/tấn (tăng khoảng 800 nghìn đồng/tấn so với cuối năm 2010). Trong khi đó, giá giấy in, giấy viết nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 21,5 - 22,0 triệu đồng/tấn. Như vậy giá giấy trong nước đã cao hơn khoảng 1 triệu đồng/tấn so với giấy nhập khẩu. Đây là bài toán khó đối với ngành giấy những tháng tiếp theo. Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần có biện pháp cụ thể nhằm giảm tiêu hao nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất, xây dựng lộ trình tăng giá sản phẩm vừa phù hợp với mặt bằng giá cạnh tranh vừa góp phần sát cánh cùng cả nước kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong tháng 2 năm 2011, sản lượng giấy các loại tăng 33,5% so với tháng 2/2010. Nếu tính chung cả 2 tháng thì con số này tăng khoảng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu giấy các loại 2 tháng đầu năm ước đạt 150 triệu USD, với khoảng 163.000 tấn, tăng 33,4% về lượng và tăng 42,4% về kim ngạch so với cùng thời điểm năm 2010.
BM-Vietpaper
802 Lượt xem
0 bình luận
1757 Lượt xem
0 bình luận
802 Lượt xem
0 bình luận
2902 Lượt xem
0 bình luận
42500 Lượt xem
0 bình luận