if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Hiện tiêu chuẩn Việt Nam về giấy vệ sinh, giấy ăn là tiêu chuẩn về cơ học chứ không thấy nói đến tiêu chuẩn vi sinh, hóa lý và bụi.
Các chuyên gia y tế khẳng định nếu dùng khăn giấy ăn, giấy vệ sinh kém chất lượng, nhiễm hóa chất… thì người tiêu dùng sẽ mang nhiều bệnh về da, tiêu hóa… Vấn đề trên được nêu ra tại hội thảo Thị trường giấy tiêu dùng, thực trạng và nguy cơ bị bỏ ngỏ do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn tổ chức ngày 23-11.
Mang bệnh vì khăn giấy “ba trong một”
Luật gia Phan Thị Việt Thu, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, cho biết mặc dù các nhà sản xuất có phân loại sử dụng giấy lau tay, giấy dùng thay khăn ăn, giấy dùng cho vệ sinh nhưng dường như người tiêu dùng dùng giấy vệ sinh làm “ba trong một”. Người tiêu dùng một mặt nghĩ rằng những loại giấy này rẻ, mặt khác nghĩ rằng dùng bên ngoài chẳng hề hấn gì nên cứ thoải mái sử dụng.
Tuy nhiên, bác sĩ Ngô Kim Thanh, chuyên khoa da liễu và tiêu hóa - BV Chợ Rẫy, cho biết việc sử dụng giấy ăn, giấy vệ sinh kém chất lượng đã khiến nhiều bệnh nhân nhập viện với triệu chứng lâm sàng là bị đỏ da, dị ứng, chàm da khó điều trị. Một số trường hợp lau mắt, mũi… thì bị viêm kết mạc.
Ngoài ra, theo bác sĩ Thanh, tại BV Chợ Rẫy, hầu như 10 phụ nữ khám da liễu bị chàm xung quanh hậu môn, âm đạo khi được hỏi đều trả lời có dùng giấy vệ sinh để vệ sinh các vùng kín. Sau một tuần điều trị và bác sĩ khuyến cáo không dùng giấy vệ sinh, các bệnh nhân này đã khỏi bệnh. “Nhân viên văn phòng thường sử dụng giấy vệ sinh dễ gặp chàm, dị ứng nhất” - bác sĩ Thanh cảnh báo.
Việc sử dụng giấy ăn kém chất lượng ở đường phố dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Ảnh: HTD
Ngoài ra, giấy sử dụng trên bàn ăn cũng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy, có khi tiêu chảy kéo dài cả tháng nhưng không tìm ra được nguyên nhân do vi khuẩn đã bám vào niêm mạc ruột. Tuy nhiên, có bệnh nhân các bác sĩ đã phải nội soi, sinh thiết mới phát hiện vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa nhưng những vi khuẩn này do ở lâu trong ruột nên chúng đã biến đổi gen rất nguy hiểm. Khi được hỏi, bệnh nhân cũng cho biết có dùng khăn giấy ướp lạnh.
Bỏ ngỏ tiêu chuẩn vi sinh, hóa lý
Ông Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho rằng hiện tiêu chuẩn Việt Nam về giấy vệ sinh, giấy ăn là tiêu chuẩn về cơ học (định lượng và hình thức) chứ không thấy nói đến tiêu chuẩn vi sinh, hóa lý và bụi.
Ông Nhân cho rằng giấy ăn, vệ sinh sử dụng trên người cần phải có tiêu chuẩn vi sinh, quy định bao nhiêu con vi khuẩn được phép có, số lượng là bao nhiêu… Về mặt hóa lý, khi sản xuất giấy thì phải có hóa chất làm trắng như clo và một số hóa chất khác. Nếu yếu tố lý hóa các chất vượt ngưỡng cho phép trong giấy thành phẩm thì nó sẽ ảnh hưởng đến da, đặc biệt là da trẻ em.
“Những tiêu chuẩn nêu trên, dù giấy đạt hay kém chất lượng đều phải đảm bảo. Do đó, về mặt quản lý nhà nước, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cần có những kiến nghị cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế để ra một tiêu chuẩn vi sinh, lý hóa mang tính bắt buộc. Căn cứ vào đó mới đảm bảo được chất lượng của giấy, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, đó cũng là căn cứ pháp lý hạn chế hàng gian, giả, kém chất lượng” - ông Nhân nói.
Trước khi các cơ quan chức năng có tiêu chuẩn cho giấy ăn, giấy vệ sinh, bác sĩ Thanh khuyến cáo người dân hoặc dùng các loại khăn giấy ăn chất lượng (thương hiệu có uy tín), phù hợp với tính năng khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc dùng máy sấy chén đũa hoặc khăn lông giặt sạch để lau chén đũa chứ không nên dùng giấy rẻ, kém chất lượng.
Các cơ sở sản xuất giấy nhỏ thường không có bột giấy nguyên chất mà sử dụng nguyên liệu giấy vụn. Không có quy trình khử mực, tẩy rửa chuẩn hóa. Các cơ sở này chỉ có tách rác và tẩy trắng bột, sau đó đưa đi sản xuất. Do đó, các hàm lượng tạp chất và hóa chất sử dụng trong quá trình tẩy rửa còn nguyên, đặc biệt là clo.
Ông VŨ NGỌC BẢO, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam
Qua một số lần phân tích, chúng tôi phát hiện ngoài bụi bẩn, các loại giấy ăn đường phố còn chứa nhiều hóa chất như xút, javen và clo. Đây là những chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Nếu dùng các loại giấy này thường xuyên, hệ thống hô hấp và tiêu hóa của con người sẽ bị phá hủy đầu tiên.
TS NGUYỄN VĂN KHẢI,Viện Khoa học vật liệu Việt Nam
DUY TÍNH
Theo phapluattp.vn
809 Lượt xem
0 bình luận
1763 Lượt xem
0 bình luận
809 Lượt xem
0 bình luận
2907 Lượt xem
0 bình luận
42519 Lượt xem
0 bình luận