if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Theo khuyến nghị của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), doanh nghiệp nên thực hiện các biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững, bao gồm các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị.
HĐQT và Ban Kiểm soát nên nhìn nhận rằng, việc giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững là yếu tố quan trọng trong công tác quản trị rủi ro. HĐQT và Ban Kiểm soát nên có những giải pháp, hành động phục vụ cho mục tiêu này.
Ngày nay, các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Tổ chức đầu tư lớn, chẳng hạn như các quỹ hưu trí toàn cầu, đang có chiến lược đầu tư vào các công ty được xếp hạng cao về vấn đề ESG, vì họ tin rằng, các khoản đầu tư như vậy sẽ mang lại lợi nhuận trung và dài hạn tốt hơn.
Các nhà phân tích và đầu tư tài chính cũng đang ngày càng tập trung vào các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các vấn đề ESG. Trong đó, quản trị doanh nghiệp là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong các vấn đề ESG mà nhà đầu tư quan tâm khi họ phân tích doanh nghiệp.
Rất nhiều công ty đa quốc gia tự nguyện công bố Báo cáo Phát triển bền vững trên trang thông tin điện tử. Trong báo cáo này, doanh nghiệp thường mô tả chiến lược và phân tích, hồ sơ tổ chức, sự tương tác với các bên có quyền lợi liên quan, các vấn đề về quản trị, môi trường (khí thải, năng lượng, nguyên vật liệu, nguồn nước…), vấn đề về xã hội (việc làm, mối quan hệ giữa cấp nhân sự và quản lý, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, đào tạo và giáo dục, tính đa dạng và bình đẳng, quyền con người, chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em…), vấn đề về cộng đồng (cộng đồng địa phương, chống tham nhũng) và các vấn đề về tuân thủ có liên quan.
Báo cáo Phát triển bền vững hoặc Báo cáo CSR thường tham khảo bộ “Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững G4 – Nguyên tắc báo cáo và tiêu chuẩn công bố thông tin” phát hành bởi Tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển bền vững toàn cầu, “Ảnh hưởng toàn cầu – 10 nguyên tắc 2000” của Liên Hợp quốc, hoặc “Hướng dẫn cho doanh nghiệp đa quốc gia 2011 của OECD” làm cơ sở để báo cáo. Báo cáo tích hợp là một phương pháp khác để công bố thông tin phi tài chính cùng thông tin tài chính truyền thống.
Tại Việt Nam, Báo cáo Phát triển bền vững cũng đã trở thành công việc quen thuộc với nhiều doanh nghiệp niêm yết. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp thường thực hiện báo cáo thành một chuyên mục trong Báo cáo Thường niên, thì năm nay, theo quan sát, có rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện Báo cáo Phát triển bền vững riêng, làm quy mô và chi tiết không khác Báo cáo Thường niên, thậm chí có một số doanh nghiệp còn thực hiện rất chi tiết và chau chuốt.
Trong một số trao đổi gần đây, các chuyên gia của IFC và những công ty tư vấn lớn cho biết, ở một số thị trường chứng khoán phát triển, đã có những quỹ đầu tư lập ra các chỉ số phát triển bền vững và đầu tư theo các bộ chỉ số này.
Chẳng hạn, các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến lĩnh vực sản xuất bia, nhưng nếu họ phát hiện công ty có sản xuất rượu mạnh, ngay lập tức, họ sẽ loại khỏi danh mục và bán ra cổ phiếu (nếu họ đã mua).
Phát triển bền vững với một số doanh nghiệp thủy sản đã có tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh. Chủ tịch một công ty thủy sản lớn trong các bài phát biểu hoặc chia sẻ với đối tác, cơ quan truyền thông gần đây đều nhấn mạnh đến yếu tố “nuôi tôm, cá sinh thái”.
Trong các tài liệu in bằng tiếng Anh của doanh nghiệp này đã có sự thay đổi rất lớn, trong đó mô tả quy trình nuôi thủy sản chi tiết, nhấn mạnh vào các yếu tố giữ xanh, sạch môi trường, các yếu tố để thủy sản phát triển trong môi trường có nhiều yếu tố tự nhiên, thay vì chịu tác động từ các chất kháng sinh…
Một lý do dẫn tới sự thay đổi này, không chỉ với doanh nghiệp thủy sản Việt, mà với các doanh nghiệp thủy sản toàn cầu, theo tạp chí chuyên ngành thủy sản Undercurrentnews, người tiêu dùng tại Mỹ, châu Âu đang có xu hướng chuyển sang mua sản phẩm thủy sản chế biến từ phương pháp nuôi thả sinh thái. Họ thậm chí sẵn sàng trả tiền cao hơn 20-30% cho các sản phẩm xanh so với sản phẩm cùng loại.
Tất nhiên, nếu doanh nghiệp không thực sự quan tâm và đầu tư cho phát triển bền vững, cũng sẽ chẳng có nhiều câu chuyện để kể, nên sớm hay muộn, làm ăn dối trá đều bị phát hiện và trả giá.
Báo cáo Phát triển bền vững là một trong những công cụ để đối tác và bên thứ ba đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có thực sự bền vững hay không. Tất nhiên, để chuẩn xác thì bên cạnh chấm điểm Báo cáo, các tổ chức thường phải đi khảo sát thực tế tại doanh nghiệp, ngoài ra còn phải đo đếm bằng nhiều công cụ, phân tích mẫu nước, đất, không khí…
Trong khoản mục chi phí của một doanh nghiệp có tỷ trọng hàng xuất khẩu lên tới gần 100% đang niêm yết trên sàn chứng khoán, năm nay có thêm chi phí thực hiện Báo cáo Phát triển bền vững. Bản báo cáo được xuất bản bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, với quy mô vài trăm trang, mô tả rất chi tiết về các hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Chủ tịch công ty này cho biết, sự đổi mới khởi phát trong quá trình làm việc với các đối tác là tổ chức tài chính nước ngoài, họ căn cứ rất nhiều vào Báo cáo Phát triển bền vững để quyết định hạn mức tín dụng cho Công ty. Khi thấy thực sự cần thiết, Công ty lập tức phải đầu tư và hơn ai hết, vị chủ tịch này hiểu rằng, để có câu chuyện hay kể trong báo cáo, nhất thiết doanh nghiệp phải “làm thực”.
802 Lượt xem
0 bình luận
1756 Lượt xem
0 bình luận
802 Lượt xem
0 bình luận
2902 Lượt xem
0 bình luận
42499 Lượt xem
0 bình luận