if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Lên kế hoạch cắt giảm sản xuất và lao động là điều mà nhiều doanh nghiệp đang nghĩ tới để vượt qua thách thức.
Việc kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp này đang gặp khó bởi chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, điện nước, vận chuyển, lương công nhân đều tăng, mà lãi suất ngân hàng lại không hề giảm, trong khi giá sản phẩm mới lại chưa được xác lập trên thị trường.
Cũng có những doanh nghiệp hiện chỉ dám đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2011 bằng với năm 2010, thậm chí không dám đưa ra chỉ tiêu về lợi nhuận.
Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn, đồng thời là Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Tp.HCM, cho rằng sự biến động của nhiều yếu tố khiến chi phí đầu vào đã tăng hơn 20% trong khi giá bán sắp tới nếu tăng cũng cao nhất chỉ 10%.
Đó là chưa biết phản ứng của người tiêu dùng như thế nào. Nếu họ không chấp nhận đồng nghĩa với sức tiêu thụ sụt giảm thì doanh nghiệp cũng phải gánh chịu. Do đó doanh nghiệp cũng phải gồng mình và chỉ mong hòa vốn.
Thu hẹp lại sản xuất là điều mà ông Lê Minh Ngọc, giám đốc một công ty thực phẩm tại Hà Nội, phải tính tới. Dự kiến đặt ra đầu năm là doanh thu năm nay khoảng hơn 400 tỉ đồng nhưng tới thời điểm này ông Ngọc đã phải điều chỉnh xuống còn 350 tỉ đồng.
Chọn một quy mô phù hợp với thực tế, thu hẹp lại sản xuất, không tuyển thêm nhân viên, giảm sản xuất từ 3 ca/ngày xuống còn 2 ca/ngày là cách mà ông Ngọc chọn lựa để ứng phó với khó khăn hiện tại.
Ông Phạm Hồng Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Hà Nội (chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giày vải, ủng cao su, dép đi biển... để xuất sang thị trường EU) cho biết, hiện công ty cũng đang gặp nhiều khó khăn bởi đa số các đối tác cung cấp nguyên vật liệu đã lên kế hoạch cắt giảm sản xuất. “Chúng tôi khó tìm kiếm doanh nghiệp cung ứng vật tư ổn định lâu dài và đảm bảo giá đầu vào hợp lý. Điều này hết sức khó khăn bởi nguyên liệu đầu vào công ty chủ yếu phải NK do thiếu công”, ông Việt nói.
Với Công ty Cổ phần Long Viên tại Tp.HCM, từ đầu năm đến nay, doanh số bán ra mỗi tháng giảm thấp nhất 20%, trong khi đó chi phí đầu vào tăng. Ban giám đốc công ty dự định sẽ tăng giá sản phẩm khoảng 10% để vớt vát chút ít. Tuy nhiên, công ty vẫn đang đắn đo, bởi sức mua hiện đang rất thấp.
Khó có thể tăng giá sản phẩm cho dù giá nguyên liệu đầu vào tăng là chia sẻ của ban giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Cách mà Rạng Đông đang áp dụng là tổ chức đội ngũ sản xuất tốt với năng suất lao động cao, gia tăng giá trị thặng dư trong sản phẩm. Tuy nhiên, đại diện ban giám đốc Rạng Đông cũng phải thừa nhận, nếu doanh nghiệp nào không đủ sức chống chọi thì sẽ khó thoát khỏi việc thu hẹp sản xuất, sa thải lao động.
Song song với thu hẹp sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân công, tăng lương cùng với tăng giờ để không tuyển dụng thêm lao động. Công ty Dịch vụ và Thương mại Vĩnh Cát cho biết để tiết kiệm chi phí, hiện tại công ty không có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động mặc dù nguồn cung vẫn thiếu.
Để bớt khó khăn, ông Phạm Hồng Việt hiện đang cũng tập trung các biện pháp tiết kiệm và cắt giảm lao động. Theo ông Việt, đối với mục tiêu tiết kiệm, công ty đã đưa ra các chỉ tiêu rất rõ ràng là với nước, điện phải tiết kiệm trên 15%/một đầu sản phẩm; giảm tiêu hao nguyên vật liệu vật tư trên 20%. Đối với nhân công, công ty tổ chức lại bộ máy hành chính theo hướng giảm lao động; hạn chế thời gian chờ việc của người lao động.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã giảm bớt các vị trí trung gian, chỉ tuyển dụng những vị trí thực sự quan trọng, hoặc yêu cầu một nhân viên kiêm nhiệm nhiều việc với mức lương cao hơn. Đây là cách tính toán khôn ngoan khi mà chi phí tăng lương cho nhân viên cũ thấp hơn rất nhiều với việc trả lương cho nhân viên mới.
Anh Nguyễn Văn Trường, giám đốc một doanh nghiệp về du lịch cho biết tiền thuê văn phòng tăng nhanh đột biến, tiền điện, nước, chi phí cho xe du lịch tăng cao trong khi đó, giá các tour du lịch vẫn chưa tăng do tâm lý giữ khách. Theo anh Trường, cứ cái đà này, sẽ buộc phải thu hẹp bộ máy nhân sự để đảm bảo sự tồn tại của công ty.
Theo http://vneconomy.vn
809 Lượt xem
0 bình luận
1763 Lượt xem
0 bình luận
809 Lượt xem
0 bình luận
2906 Lượt xem
0 bình luận
42518 Lượt xem
0 bình luận