if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Sản xuất trong nước giảm, hàng tồn kho lớn,... Đó là những sức ép dồn lên ngành giấy từ đầu năm 2012 đến nay, đòi hòi ngành này cần phải có chiến lược với những giải pháp đồng bộ và cụ thể nhằm khắc phục thách thức, tiếp tục phát triển.
Vấn đề đặt ra
Thống kê của Tổng Cục thống kê chỉ rõ, 8 tháng 2012, sản xuất giấy nhãn, bìa nhãn và bao bì từ giấy giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2011; nhập khẩu giấy các loại vào Việt Nam đạt 690.000 tấn với tổng kim ngạch lên đến 700 triệu USD. Điều này cho thấy giấy nội đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh từ giấy nhập khẩu, tạo áp lực tới các doanh nghiệp sản xuất trong nước vốn đã kém ưu thế trước làn sóng ngoại nhập từ nhiều năm qua.
Và đáng chú ý hơn cả, theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, hiện nay, đa số doanh nghiệp ngành giấy mất thế chủ động do còn phụ thuộc vào nguyên liệu bột giấy nhập khẩu. Sự phụ thuộc này đã khiến ngành giấy lao đao mấy năm qua khi giá bột giấy thế giới biến động mạnh. Trong khi đó, theo Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2025, với mục tiêu đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư cho ngành giấy đạt hơn 38,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, công suất bột giấy chỉ bằng 21% công suất giấy. Nguyên nhân do việc đầu tư vào các nhà máy giấy dễ hơn nhà máy bột giấy rất nhiều. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy với tổng công suất lên hơn hai triệu tấn/năm, trong khi tổng công suất bột giấy chỉ đạt 437.600 tấn/năm. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ lẻ công suất dưới 10.000 tấn/năm chiếm gần 82%.
Cũng theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, vấn đề lo ngại nữa hiện nay là công nghệ sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam còn quá lạc hậu. Trong số hơn 300 doanh nghiệp sản xuất giấy, có tới hơn 32% doanh nghiệp nhỏ hiện đang sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị, bên cạnh việc yêu cầu các nhà máy giấy đẩy mạnh đầu tư cải tiến thiết bị công nghệ thì cần siết chặt cấp phép đầu tư các nhà máy bột giấy.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), dù ở nước ta còn tồn tại nhiều tình trạng mất cân đối giữa nguyên liệu và sản xuất bột giấy, nhưng ở góc độ khoa học, nhà máy bột giấy tác động rất xấu tới môi trường, do đó, cần rà soát lại các dự án bột giấy trên cơ sở nguyên liệu, thị trường, giao thông, tiến tới loại bỏ những dự án gây ô nhiễm.
Về vấn đề này, các chuyên gia ngành giấy cho rằng, cần phát triển hài hòa giữa giấy và bột giấy để giành thế chủ động trong sản xuất kinh doanh giấy, nhất là khi thị trường thế giới biến động mạnh. Nhà nước cũng cần xây dựng hàng rào kỹ thuật về công nghệ nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường. Nếu doanh nghiệp vượt qua hàng rào đó thì có quyền tồn tại và phát triển. Hơn nữa, xu thế sử dụng nguyên liệu giấy đã qua sử dụng để tái chế là một trong những giải pháp có thể hạn chế ô nhiễm nhưng vẫn bảo đảm nhu cầu giấy cho thị trường. Hiện nay, tỷ lệ sản xuất bột giấy từ giấy loại ở Việt Nam chiếm 65-70%, trong đó giấy gom trong nước khoảng 32%. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự đầu tư hợp lý vào công nghiệp chế biến giấy loại nên giá trị sản phẩm tái chế thấp, chủ yếu để sản xuất giấy vàng mã.
Phân tích diễn biến của thị trường, có thể thấy, việc tiêu thụ ngành giấy hiện nay đang gặp phải trở ngại bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính, đó là: xuất khẩu giảm sút dẫn đến các loại giấy bao bì tiêu thụ yếu, sản xuất đình trệ; các đơn vị gia công, thương mại, các nhà in... đã nhập hàng ồ ạt trong những tháng đầu năm nên khi tiêu cá nhân sụt giảm đã làm sản lượng tiêu thụ yếu đi nhanh chóng.
Cần linh hoạt trong chính sách hỗ trợ ngành giấy
Giấy là mặt hàng đặc biệt mang tính xã hội cao, đối tượng hưởng thụ lớn. Ngành sản xuất giấy có những đặc trưng riêng về công nghệ, dây chuyền thiết bị, vì vậy, trong thời gian tới cần rà soát lại và chấn chỉnh việc thực hiện quy hoạch ngành giấy, tránh tình trạng đầu tư thiếu khoa học, chú trọng lợi ích trước mắt như hiện nay. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi và tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư tín dụng, vốn ODA để phát triển vùng nguyên liệu, cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy.
Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cũng đã kiến nghị, Nhà nước cần miễn thuế cho hoạt động thu gom, buôn bán giấy đã qua sử dụng, giấy loại; xây dựng chính sách cụ thể về hoạt động thu gom, tái chế, sử dụng từ giấy loại; khuyến khích các cơ quan nhà nước sử dụng giấy sản xuất trong nước; coi cây nguyên liệu giấy là cây công nghiệp để có chính sách hỗ trợ hợp lý. Đồng thời, cần sớm ban hành quy định chỉ sử dụng giấy có độ trắng 82-85 ISO đối với sách học tập, vở, giấy văn phòng để hạn chế sử dụng chất tẩy trong ngành công nghiệp giấy.
Hay như Công ty Giấy Sài Gòn, ngoài các chính sách ưu đãi để thúc đẩy bán hàng, từ đầu năm đến nay, công ty đã huy động được hơn 10 triệu USD từ đối tác Nhật Bản với mức lãi vay 1,7%/năm để thực hiện chính sách bán hàng mới trên tiêu chí duy trì thị phần và chấp nhận mức lợi nhuận vừa phải. Công ty đang áp dụng nhiều chính sách đãi ngộ cho các đại lý cấp 1 như bán hàng ưu đãi hơn, cho hưởng mức chiết khấu khi thanh toán, cho tỷ lệ khuyến mãi tối đa… Từ đây, những đại lý phân phối cấp 1 sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn các đại lý cấp 2 và 3... cho đến khi hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng với các biện pháp khuyến mãi, giảm giá, kích thích sức mua.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thành lập bộ phận theo dõi hàng tồn kho và cập nhật thông tin hàng ngày để nhanh chóng điều chỉnh khối lượng hàng bán và đưa ra tỷ lệ hoa hồng cũng như chính sách giá tốt hơn cho các đại lý. Nhà phân phối tốt sẽ được tăng mức chiết khấu. Các đại lý bán lẻ có doanh số tốt sẽ được nhận thêm nhiều ưu đãi.
Điều quan trọng là phải xem xét khả năng mua hàng của khách hàng để tính toán lại phương án sản xuất, cơ cấu lại sản phẩm sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng, bảo đảm giá thành hợp lý để hạn chế cao nhất lượng hàng tồn kho. Giảm giá bán là cách làm phổ biến, song không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sức làm. Chưa kể nếu giảm giá quá sâu sẽ vi phạm luật… Do đó, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp không nên chạy đua trong việc sản xuất hàng cạnh tranh với mặt hàng nhập khẩu vì mặt hàng này chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định. Vì vậy, nên tập trung vào đối tượng tiêu dùng phổ thông. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào tìm được chiến lược đúng và có chỗ đứng thực sự trên thị trường thì họ sẽ chỉ bị giảm lợi nhuận nhưng vẫn có cơ hội để vượt lên.
Chất lượng, giá thành, cách thức bán hàng và sự năng động là những yếu tố đặc biệt quan trọng. Đơn cử, cũng sản xuất giấy bao bì nhưng Công ty giấy Việt Trì hiện đang tồn lượng hàng khoảng 1 tháng sản xuất, trong khi Công ty Giấy Mỹ Hương (Hải Phòng) gần như không có hàng tồn.
Với mục tiêu phấn đấu tiêu thụ tối đa sản phẩm và giảm tồn đọng, Tổng công ty Giấy Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp như: tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, mở rộng thị trường xuất khẩu; mở rộng quan hệ với các tổ chức ngân hàng trong và ngoài nước để khai thông nguồn vốn vay đầu tư cho các dự án; huy động nguồn vốn nội bộ trong đơn vị với cơ chế hợp lý; thực hiện các chính sách bán hàng linh hoạt, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; mở rộng, phát triển rừng nguyên liệu giấy để tạo nền tảng vững chắc cho sản xuất và giảm giá thành sản phẩm...
802 Lượt xem
0 bình luận
1756 Lượt xem
0 bình luận
802 Lượt xem
0 bình luận
2902 Lượt xem
0 bình luận
42499 Lượt xem
0 bình luận