if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Trong những năm gần đây, ngành giấy của nước ta đã không ngừng lớn mạnh nhất là sản lượng tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện tại các nhà máy sản xuất vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu bột giấy nhập khẩu.
Nhìn nhận đúng về nguồn nguyên liệu
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, từ đầu năm đến nay, giá bán giấy sản xuất nội địa tăng khá nhanh, có loại tăng tới 35%, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Cụ thể, giá nguyên liệu trong thời gian qua đã tăng khá mạnh (giá bột giấy tăng 1,5 lần, giấy đã qua sử dụng tăng 6 lần so với cùng kỳ năm trước) với mức tăng bình quân khoảng 6%/tháng (tính từ tháng 4/2009 đến nay). Đến thời điểm hiện tại, giá bột giấy đã lên tới 900 USD /tấn, điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải chịu lỗ để giữ khách hàng, không dám ký những hợp đồng dài hạn vì không biết giá giấy sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia trong ngành giấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá giấy, trong đó việc các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam còn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất trong nước. Vì thế bất cứ sự biến động nào của bột giấy và giấy thành phẩm trên thị trường thế giới đều có ảnh hưởng đến ngành giấy Việt Nam.
TS. Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, hiện nguồn nguyên liệu bột giấy trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của các nhà máy, phần còn lại phải nhập khẩu. Trong đó, các sản phẩm giấy do Việt Nam sản xuất chủ yếu là giấy in, giấy viết cuộn nhằm cung ứng cho các đơn vị in ấn và gia công chế biến giấy. Còn sản phẩm giấy photocopy, giấy ram, tập vở… chỉ chiếm một lượng nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường giấy in, riêng sản phẩm giấy Bãi Bằng của Giấy Việt Nam chiếm khoảng 40% thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, hầu hết các dây chuyền sản xuất giấy trong nước sử dụng thiết bị, công nghệ từ những năm 70 hoặc đầu những năm 80 của thế kỷ trước, vừa thiếu đồng bộ vừa lạc hậu. Vì thế, mặc dù một số doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến kỹ thuật, nhưng đến nay, theo nhận xét của một số nhà tiêu thụ giấy, phần lớn sản phẩm giấy trong nước chất lượng không hơn gì các mặt hàng được chính các doanh nghiệp đó sản xuất ra cách đây bốn, năm năm về trước. Điều này khiến cho ngành giấy của Việt Nam khó cạnh tranh được với giấy ngoại.
Nỗ lực chiếm thị trường
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành bại của ngành giấy là nguyên liệu, vì vậy ngành giấy đã triển khai xây dựng và sẽ sớm đưa vào hoạt động nhà máy bột giấy Phương Nam (dự kiến sẽ khởi động vào năm 2012), nhà máy bột và giấy An Hoà, nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hoá, mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2… nhằm thay chủ động nguyên liệu bột giấy trong nước “Với những dự án này sẽ làm cho công suất của những công ty này tăng lên gấp bội và chúng ta sẽ tăng được sản lượng bột giấy nguyên liệu trong nước để không còn phụ thuộc quá nhiều vào bột giấy nhập khẩu”, đại diện Bộ Công thương cho hay.
Qua tìm hiểu một số công ty sản xuất giấy, được biết Công ty CP Tập đoàn Tân Mai đã chuẩn bị khá tốt cho việc mở rộng sản xuất như: công ty đã mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất bột giấy và giấy gồm 4 dây chuyền từ Ca-na-đa để xây dựng 4 nhà máy mới tại Kon Tum, Đồng Nai, Quảng Ngãi và Lâm Đồng. Khi cả 4 nhà máy này đều đi vào hoạt động, Tân Mai sẽ có thêm 350.000 tấn giấy và 450.000 tấn bột giấy các loại (chưa kể 120.000 tấn giấy và 90.000 tấn bột giấy của các dây chuyền hiện có). Theo đại diện Công ty Tân Mai, với việc quy hoạch tốt vùng trồng cây nguyên liệu sẽ là giải pháp căn bản để chủ động bình ổn giá giấy, thị trường giấy nội địa ổn định sẽ tạo sự phát triển bền vững cho các nhà sản xuất giấy trong nước.
TS. Vũ Ngọc Bảo cho biết thêm, giải pháp trước mắt cho các doanh nghiệp hiện nay là thông qua chính sách thu gom tái chế giấy đã qua sử dụng. Dự báo, năm 2010, cả nước sẽ sử dụng 2,46 triệu tấn giấy, trong đó giấy sản xuất trong nước đạt 1,555 triệu tấn, lượng giấy còn lại được nhập khẩu từ nhiều nước lên tới 1,0401 triệu tấn. Để có được lượng sản phẩm này, ngành giấy sẽ sử dụng 1,35 triệu tấn giấy loại làm nguyên liệu sản xuất giấy làm bao bì, giấy in báo, tissue… Hiện nay, thuế nhập khẩu giấy đã qua sử dụng là 0%, vì vậy khi nhập khẩu giấy loại, người nhập khẩu chỉ phải nộp thuế GTGT. Trong khi đó, có tới 59% giấy đã qua sử dụng được thu gom trong nước (khoảng 800.000 tấn). Nếu lượng giấy này không được tái chế thì chi phí để chôn lấp sẽ lên tới 240 tỷ đồng.
Thúy Ngà
Nguồn: Báo Bưu điện
803 Lượt xem
0 bình luận
1758 Lượt xem
0 bình luận
803 Lượt xem
0 bình luận
2903 Lượt xem
0 bình luận
42502 Lượt xem
0 bình luận