if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất cho các thương vụ M&A qua từng năm theo con số tuyệt đối cũng như tính theo tỷ lệ. Nhờ cải cách chính sách đầu tư tăng vốn sở hữu 30% (trước đây) cho các DN nước ngoài lên 49% (hiện nay) đã tạo dựng niềm tin đối với các DN nước ngoài vào cơ hội làm ăn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, triển vọng tăng trưởng cao từ lĩnh vực tài chính, bất động sản, tiêu dùng và công nghệ cao đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn trực tiếp và gián tiếp vào thị trường.
Lãnh đạo công ty Daio-Nhật Bản thăm và làm việc tại nhà máy Sài Gòn Mỹ Xuân I
Dẫn đầu xu hướng
M&A của DN Nhật Bản tại Việt Nam hiện tập trung vào các ngành, lĩnh vực tài chính, chứng khoán, viễn thông di động, công nghiệp nội dung số... Năm 2011, SBI Securities đã mua 20% cổ phần của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS); Nikko Cordial mua 15% cổ phần Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI); Ngân hàng Mizuho Nhật Bản mua lại 15% cổ phần của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB).
Các thương vụ M&A lớn năm 2011 phải kể đến trong lĩnh vực viễn thông và nội dung số: mạng di động lớn nhất Nhật Bản - NTT DoCoMo, đã mua lại 25% Cổ phần Công ty Truyền thông VMG, trị giá 370 tỷ đồng; NTT Data mua 50% cổ phần tại Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion); dự án hợp tác của Hệ thống bán lẻ điện thoại di động Viễn thông A với đối tác Công ty TD Mobile chuyên kinh doanh bán lẻ tại Nhật Bản.
Không chỉ những ngành “ngon”, mà hiện xu hướng M&A của các DN Nhật Bản cũng vươn tới những ngành, lĩnh vực có cơ hội phát triển và gia tăng mạnh tại Việt Nam, như: thực phẩm, dinh dưỡng và đồ uống: Quỹ DIAIF (liên doanh giữa Dream Incubator Inc. và Orix Corporation của Nhật Bản) đã mua 25% cổ phần của Công ty Sữa Nutifood Việt Nam; Kirin Holdings (DN sản xuất nước uống hàng đầu Nhật Bản) cũng sở hữu 57% cổ phần tại Công ty Cổ phần Thực phẩm quốc tế IFS, thông qua việc mua cổ phần của Công ty Trade Ocean Holdings (DN sở hữu IFS). Ở lĩnh vực sản xuất giấy, hai công ty Nhật là Daio Paper Corporation và Quỹ đầu tư BridgeHead (thuộc Ngân hàng Phát triển Nhật Bản) đã mua 38% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn…
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế lan rộng và hậu quả lớn từ trận động đất sóng thần lịch sử tại Nhật Bản và ngập lụt tại Thái Lan, đáng lẽ các DN Nhật Bản sẽ co cụm, hút vốn về để phục hồi sản xuất trong nước, thì xu hướng đầu tư ra nước ngoài trong các thương vụ M&A lớn cho thấy nhiều dấu hiệu nguồn vốn tại Nhật vẫn rất dồi dào do quá trình tích lũy trong thời gian dài phát triển hưng thịnh. Bên cạnh đó, mở rộng đầu tư vào các thị trường mới, có nhiều tiềm năng sẽ giúp các DN chia sẻ lợi nhuận, giảm tác động của những bất ổn cục bộ và có nhiều chiến lược kinh doanh mới. Với 14 thương vụ M&A lớn trong năm 2011, hiện Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài quan trọng hàng đầu tại thị trường M&A Việt Nam. Theo ngài Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam: môi trường kinh doanh tại Việt Nam không còn lạ lẫm gì với DN Nhật Bản bởi sự hiện diện rất lâu đời của các công ty, tập đoàn lớn của nước này tại đây. Sự tham gia vào các lĩnh vực dịch vụ nhằm giúp tạo chỗ đứng cho các DN nhỏ và vừa của Nhật Bản tiếp cận với thị trường tiêu dùng rộng lớn và có xu hướng hiện đại hóa cao. Đây cũng là bước đi thực tế biểu hiện sự hợp tác toàn diện đối tác chiến lược giữa hai nước.
Được đánh giá là khá khó tính về thị trường cũng như đòi hỏi môi trường đầu tư, xu hướng chuyển vốn đầu tư, quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam trong bối cảnh hiện nay rõ ràng cho thấy các DN Nhật Bản đang lựa chọn giải pháp “trông giỏ, bỏ thóc”. Tham gia mạnh mẽ vào thị trường M&A phần lớn là các DN nhỏ và vừa (DNNVV), được đánh giá là hình thức thông qua góp vốn để tìm hiểu thị trường kinh doanh cũng như mô hình sản xuất tại Việt Nam.
Các tập đoàn hàng đầu, DN lớn của Nhật Bản đã quá quen với môi trường kinh doanh tại Việt Nam nhưng những DNNVV chưa có nhiều kinh nghiệm, muốn độ an toàn cao khi phát triển tại Việt Nam, nên M&A là cách đầu tư hợp lý nhất hiện nay. Các DN Nhật Bản được đánh giá là khá kỹ tính về tìm hiểu thị trường kinh doanh cũng như cẩn trọng trong chiến lược đầu tư. Sự tham gia mạnh mẽ và chủ đạo trên thị trường M&A Việt Nam năm 2011 và có thể sẽ tiếp tục năm 2012 của DN Nhật Bản sẽ kéo theo nhiều tập đoàn kinh tế thế giới vào Việt Nam.
Sự lựa chọn tiếp theo
Nguyên nhân khiến đầu tư M&A của Nhật Bản tăng mạnh trong thời gian qua là sức hút của cổ phần hóa, tái cơ cấu, sắp xếp và đổi mới DN của Việt Nam. Bên cạnh đó, đồng Yên tăng giá so với đồng USD trong mấy năm qua khiến kinh doanh tại Nhật Bản sẽ không thu được nhiều lợi nhuận/1 đồng vốn so với đầu tư tại các nước có tiềm năng phát triển như Việt Nam. Thị trường chứng khoán toàn cầu đang suy giảm đáng kể, giá trị thực thị trường đã có, đây là cơ hội tốt để đầu tư lớn. Khủng hoảng kinh tế và những bất ổn hiện nay khiến các DN không thể đầu tư và trông chờ vào một thị trường duy nhất nào. Các DN Nhật Bản Bài đã rút ra bài học này ở Trung Quốc và Thái Lan thời gian vừa qua.
Nhận định của các chuyên gia kinh tế là M&A năm 2012 sẽ được phát triển mạnh bất chấp tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, và các DN Nhật Bản sẽ không chịu đứng ngoài cuộc. Các DN Việt nam còn phải đối mặt với những khó khăn trong việc huy động vốn với chi phí sử dụng vốn cao, đòi hỏi phải huy động vốn qua IPO. Bên cạnh đó, các DN Việt Nam ngày càng muốn tìm kiếm đối tác chiến lược để gia tăng chuỗi sản xuất toàn cầu, hỗ trợ vốn và nhiều mặt khác để phát triển kinh doanh. Quan trọng nhất là triển vọng trung và dài hạn của nền kinh tế Việt Nam được dự báo tốt và chứa nhiều điều kiện lý tưởng để đạt tốc độ cao như xu hướng nhân công rẻ và mở rộng lĩnh vực dịch vụ.
Theo đó, các ngành và lĩnh vực có tỷ trọng M&A cao nhất trong năm 2012 sẽ là tài chính ngân hàng, chứng khoán và bất động sản (BĐS), trong đó trọng tâm sẽ là tài chính ngân hàng, chứng khoán. Những ngành trọng tâm của Nhật Bản đầu tư sẽ hướng đến dịch vụ tài chính, thực phẩm và vật liệu mới - là những ngành, lĩnh vực chính mà Chính phủ Việt Nam khuyến khích đầu tư, đang cần và DN Nhật Bản nhìn thấy có nhiều thuận lợi hơn cả.
“Không giống như nhiều tập đoàn lớn, nhiều DNNVV Nhật Bản xâm nhập thị trường Việt Nam bằng M&A thay vì đầu tư vốn FDI. Đây là sự lựa chọn khôn ngoan, là bước đệm để tìm hiểu và từng bước xâm nhập vào các lĩnh vực khó tiếp cận. Các DN Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và cung cấp tài chính chưa có nhiều hoạt động, kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam, chính vì vậy, thời điểm chứng khoán giá rẻ, tái cơ cấu đang đặt ra lợi nhuận để các DN cân nhắc đầu tư. Khủng hoảng, tái cơ cấu, sắp xếp lại, thậm chí giải thể, phá sản DN là hiện tượng bình thường của nền kinh tế và chính đặc điểm này đã tạo thuận lợi cho M&A phát triển. Các DN phá sản, khó khăn do thiếu vốn, quản lý kém hiệu quả, đầu tư tràn lan và thiếu chiến lược thị trường, sản phẩm. Các DN nước ngoài có lợi về vốn, công nghệ và trình độ quản lý sẽ nhìn ra được cơ hội trong khó khăn của DN Việt Nam”, Ts. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy Fulbright, nhận định.
Tuyền Nguyễn (www.vnbusiness.vn)
809 Lượt xem
0 bình luận
1763 Lượt xem
0 bình luận
809 Lượt xem
0 bình luận
2906 Lượt xem
0 bình luận
42514 Lượt xem
0 bình luận