if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Sau bài viết “Lãi suất gây sốc” ngày 11-2, Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của doanh nghiệp, hộ kinh doanh... phản ảnh tình trạng lãi suất vay vốn hiện quá cao khiến việc đầu tư gần như bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp sản xuất trong tình trạng cầm chừng.
* Ông BÙI KIẾN THÀNH (chuyên gia kinh tế): Phải điều tiết nguồn tiền đi vào sản xuất
Có nhiều ý kiến cho rằng giảm lãi suất cho vay sẽ dẫn đến lạm phát cao nhưng thực tế không phải như vậy. Thực tế lãi suất cao như hiện nay chính là nguyên nhân tạo ra lạm phát vì doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất cao thì tất yếu phải tăng giá cả hàng hóa để bù đắp chi phí đầu vào. Theo tôi, lý do doanh nghiệp VN đang phải chịu lãi suất cao nhất thế giới như hiện nay là vì thiếu tiền, vì ngân hàng thắt chặt tín dụng. Muốn có vốn ngân hàng phải huy động lãi suất cao, cho vay cao, từ đó tạo ra vòng luẩn quẩn không thoát ra được.
Theo tôi, để giảm lãi suất ngân hàng phải thực hiện hàng loạt giải pháp, trong đó giải pháp không thể thiếu là tiếp thêm tiền cho các ngân hàng thông qua thị trường mở, kể cả hỗ trợ vốn cho những ngân hàng nhỏ không có tài sản thế chấp. Điều 10 và điều 11 của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ năm 2011 quy định Ngân hàng Nhà nước có quyền cho ngân hàng thương mại vay và không cần các yêu cầu về thế chấp, chiết khấu hoặc mua bán các giấy tờ có giá qua thị trường mở.
Như vậy Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có cơ sở để chặn đứng các cuộc đua lãi suất bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu thanh khoản của các ngân hàng nhỏ, đồng thời có thể chủ động lãi suất cho vay với các ngân hàng. Được vay nguồn vốn rẻ từ Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại sẽ có nguồn cho vay lãi suất thấp, kéo mặt bằng lãi suất trên thị trường xuống mức hợp lý.
Ngân hàng Nhà nước cũng nên có các giải pháp để điều tiết nguồn tiền đi vào đúng kênh sản xuất kinh doanh, hạn chế tiền chảy vào các kênh phi sản xuất. Phải dùng lãi suất để kéo giá cả xuống chứ đừng nhìn giá cả để ấn định lãi suất, như vậy sẽ không thể trị tận gốc lạm phát.
* Bà TRẦN THỊ MAI TRANG (phó giám đốc Công ty TNHH nhựa Đức Đạt, TP.HCM): Không dám vay dù có nhu cầu rất lớn
Chúng tôi có nhu cầu vay khoảng 3 tỉ đồng để đổi mới công nghệ sản xuất mặt hàng bình xịt thuốc trừ sâu cho thị trường xuất khẩu lẫn nội địa, nhưng nói thật với mức lãi suất quá cao như hiện nay chúng tôi chỉ biết... ngồi nhìn. Nếu tính lại các hợp đồng mà nhựa Đức Đạt đã vay từ cuối năm 2009 với lãi suất 10,5%/năm thì hiện nay tất cả các hợp đồng này đều đã bị điều chỉnh lãi suất lên mức 18,66%/năm. Trong vòng một năm, lãi suất đã tăng gần gấp đôi, thử hỏi làm sao doanh nghiệp có thể làm gì để ổn định sản xuất?
* Bà NGUYỄN THỊ HỒNG HƯƠNG (tổng giám đốc hệ thống siêu thị Vinatex Mart - Tập đoàn Dệt may VN): Sẽ lựa chọn dự án đầu tư thật kỹ
Tổng nguồn vốn mà Vinatex Mart dự kiến đầu tư trong năm 2011 lên đến hơn 500 tỉ đồng để mở rộng mạng lưới phân phối và hoàn thiện các dự án triển khai dở dang từ năm trước. Đây là các dự án trọng điểm bắt buộc phải thực hiện, không thể trì hoãn vì càng để lâu càng bất lợi cho kế hoạch phát triển và chiến lược đầu tư của Vinatex Mart, chẳng hạn như dự án xây dựng tổng kho ở Gia Lâm (Hà Nội), hệ thống siêu thị ở Sóc Trăng, Phan Thiết, Bình Dương...
Tuy nhiên với lãi suất cao như hiện nay, dù nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm khoảng 30-40% trong tổng nguồn vốn đầu tư nhưng đã gây hết sức khó khăn cho doanh nghiệp. Trước mắt, chúng tôi sẽ “xếp hàng” các dự án thực hiện theo hướng lựa chọn ưu tiên, đồng thời chờ lãi suất giảm, chúng tôi mới tính toán tiếp.
* Ông CAO TIẾN VỊ (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn - SPC): Chắc chắn không có lợi nhuận
Với khoản đầu tư 100 triệu USD để nâng cấp công suất nhà máy hiện tại của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, chúng tôi đã vay khoảng 70 triệu USD từ năm 2008. Chỉ tính riêng phần trượt giá giữa tỉ giá VND và USD, trong năm 2009 và 2010 SPC đã phải trả xấp xỉ 30 tỉ đồng, lãi vay hai năm xấp xỉ 60 tỉ đồng.
Năm 2011, với mức lãi suất cho vay như hiện nay là 20%/năm, mức chênh lệch tỉ giá được chúng tôi dự kiến phải bù thêm trên 20 tỉ đồng và lãi vay phải trả lên khoảng 100 tỉ đồng do dự án đã đi vào vận hành. Hiệu quả chắc chắn không có vì làm ra bao nhiêu là lo đi trả lãi ngân hàng hết. Vấn đề bức xúc đối với doanh nghiệp hiện nay là với mức lãi suất cho vay quá cao như vậy, làm sao doanh nghiệp dám vay đầu tư để duy trì hay mở rộng quy mô sản xuất? Doanh nghiệp không vay thì không thể nào đầu tư lớn, không thể đổi mới công nghệ, không thể đa dạng hóa sản phẩm và càng khó lòng có sản phẩm chất lượng để cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập.
* Ông CAO SỸ KIÊM (chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ): Giảm lãi suất để cứu doanh nghiệp
Lãi suất vay vốn quá cao như hiện nay đang vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Nếu vay vốn lãi suất 20% thì kinh doanh phải có lãi 30%, doanh nghiệp mới huề vốn nhưng trong thời điểm này kinh doanh gì để có lãi 30% là bài toán khó. Hàng loạt doanh nghiệp đang co cụm lại, chờ lãi suất dễ thở hơn mới dám tính toán làm ăn. Một khi doanh nghiệp không dám làm ăn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, hàng hóa khan hiếm, giá cao, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, lao động không có việc làm, kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đang phải xoay xở đủ cách nhưng sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn. Giảm lãi suất để cứu doanh nghiệp là điều tất yếu phải làm và đó cũng là chỉ đạo của Chính phủ mà sắp tới cơ quan điều hành chính sách tiền tệ phải cụ thể hóa chủ trương này nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
T.V.NGHI - A.HỒNG ghi
803 Lượt xem
0 bình luận
1759 Lượt xem
0 bình luận
803 Lượt xem
0 bình luận
2903 Lượt xem
0 bình luận
42502 Lượt xem
0 bình luận