if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân yêu cầu từ nay đến ngày 10-6, các hiệp hội, ngành hàng trên địa bàn TP phải rà soát, báo cáo cụ thể nhu cầu vốn và khó khăn về vốn của từng doanh nghiệp để TP có hướng hỗ trợ
Ngày 5-6, tại TPHCM đã diễn ra cuộc họp giữa lãnh đạo UBND TP và Ngân hàng (NH) Nhà nước để bàn phương án tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP.
Suy kiệt vì thiếu vốn
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho rằng các DN trên địa bàn TP đang trong tình trạng suy kiệt vì thiếu vốn. Đầu tháng 5 vừa qua, trần lãi suất dành cho 4 nhóm đối tượng, lĩnh vực ưu tiên giảm về 15%/năm; nửa tháng sau, lãi suất hạ tiếp còn 14%/năm nhưng DN vẫn không vay được.
Giám đốc Sở Công Thương TP Nguyễn Văn Lai dẫn chứng câu chuyện của Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn. Năm 2007, DN này vay NH 2.000 tỉ đồng để xây dựng nhà máy giấy với lãi suất 12%/năm.
Sau đó, lãi suất lên 22-24%/năm làm khoản lãi vay nhảy vọt. Năm 2009, DN chỉ trả lãi vay 45 tỉ đồng nhưng con số này tăng lên 80 tỉ đồng trong năm 2011 và dự kiến lên tới 200 tỉ đồng vào năm nay. Vừa qua, DN này liên hệ xin khoanh nợ, giảm lãi vay cho khoản vay cũ nhưng NH không trả lời!
Cấp bách tháo gỡ khó khăn về vốn để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong ảnh: Giao dịch tại Ngân hàng Đông Á. Ảnh: TẤN THẠNH
Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TPHCM Nguyễn Ngọc Thắng cho biết kể từ khi thông tư 14 quy định trần lãi suất cho vay 14%/năm đối với 4 nhóm đối tượng, lĩnh vực ưu tiên có hiệu lực (ngày 4-5) đến nay, các NH thương mại tại TP mới giải ngân được gần 7.000 tỉ đồng. “Con số này so với dư nợ tín dụng của TP chỉ chiếm khoảng 1%, bao gồm cả phần DN trả nợ cũ và vay mới, chẳng khác nào như muối bỏ bể” - ông Thắng nhận xét.
Nhu cầu vốn của cộng đồng DN rất lớn nhưng dòng chảy đang bị tắc nghẽn. Lý giải điều này, ông Nguyễn Ngọc Thắng cho rằng hầu hết DN đều đang trong tình trạng có nợ quá hạn hoặc nợ xấu cao tại các NH, chưa có phương án kinh doanh hiệu quả, chỉ số an toàn trong hoạt động bị giảm sút.
Trong khi đó, nhiều NH huy động được tiền nhưng không biết làm gì đành phải đem cho NH khác vay với lãi suất rất thấp hoặc mua tín phiếu, trái phiếu của NH Nhà nước, Chính phủ. “Hơn 10.000 tỉ đồng vốn đang “ngồi chơi” nên chúng tôi đành mua trái phiếu, tín phiếu với lãi suất chỉ 4%/năm” - Tổng Giám đốc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Trương Văn Phước dẫn chứng.
Ngân hàng phải tiếp cận doanh nghiệp cần vốn
Một số vấn đề đã được đặt ra là giải pháp nào để tiếp cận vốn NH trong điều kiện các DN đang vướng nợ xấu, không có tài sản thế chấp, tài chính không minh bạch? Ông Trương Văn Phước cho rằng đề xuất thành lập công ty mua bán nợ xấu trị giá khoảng 100.000 tỉ đồng của NH Nhà nước được xem là “liều thuốc” hữu ích.
Công ty này sẽ mua bán nợ và tài sản bảo đảm nợ nhằm tẩy sạch nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản của NH. Khi đó, DN cũng có bản lý lịch sạch để được cấp vốn tín dụng mới. Hiện các NH rất ngần ngại cho vay vì họ đang phải vật lộn với tình hình nợ xấu. “Nếu 10.000 tỉ đồng của chúng tôi cho các DN “sạch” vay với lãi suất 13-14%/năm cũng vẫn lời hơn mua tín phiếu chỉ 4%/năm” - ông Trương Văn Phước so sánh.
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho rằng cần phải có biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn từng bước cho các DN, không thể nói chung chung. “Từ nay đến ngày 10-6, các hiệp hội, ngành hàng trên địa bàn TP phải rà soát, báo cáo cụ thể nhu cầu vốn, khó khăn về vốn của từng DN để TP có hướng hỗ trợ” - ông Lê Hoàng Quân chỉ đạo.
Phó Thống đốc NH Nhà nước Trần Minh Tuấn cũng yêu cầu mỗi NH thương mại trên địa bàn TP làm việc với từng hiệp hội, DN để có hướng giải quyết cụ thể. Trước mắt, NH Đông Á sẽ tiếp cận 10 DN đang cần vốn theo đề xuất của Hiệp hội DN TP.
Một số DN vừa và nhỏ trong ngành lương thực thực phẩm TP được NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh TPHCM nhận trao đổi nhằm tìm hướng tháo gỡ dòng vốn một cách trực tiếp. Sở Công Thương TP cũng tổng hợp được 13 DN có nhu cầu vay 550 tỉ đồng để sản xuất kinh doanh và đang tiếp tục tổng hợp thêm 21 DN cần vốn khoảng 1.217 tỉ đồng…
Một số NH đang nhử doanh nghiệp
Theo Phó Thống đốc NH Nhà nước Trần Minh Tuấn, lãi suất hạ nhiều nhưng DN và NH vẫn chưa thể “gặp nhau”. NH có thể cho vay ở mức 14%/năm nhưng lại muốn nâng lên 16%, thậm chí 18%/năm. Một số NH còn đưa ra gói tín dụng ưu đãi này nọ nhưng chỉ để… nhử DN chứ thực tế không vay được.
Về vấn đề này, Tổng Giám đốc Eximbank Trương Văn Phước cam đoan gói tín dụng 5.000 tỉ đồng mà NH này cho DN vay ưu đãi sẽ được triển khai với lãi suất 13-14%/năm. “Đó là lãi suất thực!” - ông Phước khẳng định.
THÁI PHƯƠNG
Theo Báo Người Lao Động
874 Lượt xem
0 bình luận
1842 Lượt xem
0 bình luận
874 Lượt xem
0 bình luận
2968 Lượt xem
0 bình luận
42736 Lượt xem
0 bình luận