if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Thị trường kinh doanh giấy in, giấy viết và giấy in báo lại chộn rộn với mức giá được ghi nhận tăng khoảng 2 triệu đồng/tấn so với cuối năm 2010.
Đáng chú ý là dù sức mua trên thị trường khá thấp nhưng giải pháp tăng giá vẫn được một số doanh nghiệp sản xuất giấy lựa chọn.
Ít người mua, giá vẫn tăng
Từ giữa tháng 1-2011, phòng kinh doanh của Công ty cổ phần giấy tập Vĩnh Tiến đã nhận được thông báo điều chỉnh giá bán của một số chủng loại giấy sản xuất trong nước. “Nếu so với giá giấy nhập khẩu chúng tôi đang mua, giá giấy trong nước cao hơn nhiều” - ông Nguyễn Minh Trung, giám đốc marketing Công ty cổ phần giấy tập Vĩnh Tiến, cho hay. Cũng theo ông Trung, thị trường giấy hiện vẫn chưa vào mùa “ăn hàng” bởi mùa vụ sản xuất tập vở hay xuất bản sách thường nhộn nhịp từ đầu quý 2 hằng năm trở đi. Do vậy, việc tăng giá thời điểm này là khá bất ngờ đối với nhiều doanh nghiệp.
Tại Công ty cổ phần giấy Tân Mai, giá bán các loại giấy in, giấy viết và giấy in báo tăng từ vài trăm ngàn đến hơn 2 triệu đồng/tấn. Cụ thể giấy in, giấy viết định lượng trên 70g/m2 có giá 23,1 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 2,2 triệu đồng/tấn; giấy in báo khoảng 14,49 triệu đồng/tấn, tăng chừng 800.000 đồng/tấn so với cuối năm 2010.
Ông Phan Minh Nghĩa, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần giấy Tân Mai, cho rằng một trong những nguyên nhân khiến Tân Mai phải điều chỉnh giá bán là do áp lực việc điều chỉnh tỉ giá của USD/VND và lãi suất vay ngân hàng quá cao khiến doanh nghiệp không thể giữ giá cũ. “Nguồn nguyên liệu nhập mới bắt buộc phải sử dụng tỉ giá mới, chưa kể giá chào bán nguyên liệu thế giới cũng đang tăng trở lại”, ông Nghĩa cho hay.
Trong khi giá giấy sản xuất trong nước tăng mạnh thì giấy in, giấy viết nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia vẫn ở mức thấp, chỉ 21,5-22 triệu đồng/tấn. Ông N.C, một nhà nhập khẩu giấy tương đối lớn của thị trường TP.HCM, cho biết sở dĩ giá giấy in, giấy viết nhập khẩu rẻ hơn giá giấy sản xuất trong nước một phần do nguồn hàng còn tồn từ các doanh nghiệp nhập khẩu đã lỡ “ôm” hàng từ quý 3 và 4 năm 2010 vừa qua.
Lệ thuộc nguyên liệu nhập khẩu
Theo Chi hội 2 Hiệp hội Giấy VN tại TP.HCM, lượng giấy các loại tiêu thụ tại VN trong năm 2010 ước khoảng 2,3-2,4 triệu tấn, trong đó nhập khẩu xấp xỉ 1,2 triệu tấn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nguồn cung nguyên liệu trong tổng số 1,2-1,3 triệu tấn giấy sản xuất được.
Đây cũng là nguyên nhân khiến nguồn cung giấy trong nước bị lệ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu sản xuất. Bởi khi giá nguyên liệu thế giới “hắt xì”, ngay lập tức các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ có cách phải tăng giá bán mới giảm thiểu nguy cơ lỗ. Theo một chuyên gia lâu năm trong ngành, dù đã có những quy hoạch nguồn nguyên liệu thông qua các dự án/ kế hoạch trồng rừng để làm bột giấy, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều dự án án binh bất động hoặc phải mất nhiều năm nữa mới có thể bắt tay vào khai thác.
Bên cạnh đó, một cán bộ có thẩm quyền của Chi hội 2 cho rằng do vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu nên chất lượng nhiều sản phẩm giấy trong nước thường xuyên không đồng nhất khiến hàng trong nước khó cạnh tranh với hàng ngoại cùng loại. Chưa kể theo lộ trình cắt giảm thuế quan, thuế suất nhập khẩu giấy thành phẩm trong khu vực ASEAN hiện chỉ còn 3% đối với giấy in, giấy viết và giấy in báo càng đẩy các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước vào thế khó hơn bao giờ hết.
Theo tuoitre
875 Lượt xem
0 bình luận
1844 Lượt xem
0 bình luận
875 Lượt xem
0 bình luận
2970 Lượt xem
0 bình luận
42737 Lượt xem
0 bình luận