if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Năm 2011, tỷ giá và lãi suất sẽ tiếp tục khiến các doanh nghiệp phải "đau đầu". Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã tính kế để đối mặt.
Thách thức
Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Giấy Sài Gòn cho biết, trong năm 2011, ít ra là trong quí 1, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối đầu với bài toán tỷ giá và lãi suất. Việc lập kế hoạch đã bắt đầu từ tháng 9-2010 nhưng suốt ba tháng làm việc vẫn chưa mang lại kết quả hài lòng và có khả năng tiếp tục điều chỉnh. Lãi suất tăng quá nhanh nên khó có thể tự tin đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao, ông Vị chia sẻ.
Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinamit thẳng thắn: “Các ngân hàng Việt Nam đang đi chính sách ngắn hạn, giết doanh nghiệp. Lãi suất đột biến quá nhanh trong khi doanh nghiệp lại không thể điều chỉnh ngay”. Ông Viên kể, tính ra năm 2010 Vinamit đã có thể lãi to nhờ đánh giá đúng tình hình nguyên liệu, mua dự trữ từ tháng 3, tháng 4 khi vào chính vụ nhưng vì lãi suất ngân hàng tăng, giá bán không điều chỉnh nên cuối cùng lãi không bao nhiêu.
Chưa hết, theo ông Viên, ngành chế biến nông sản như Vinamit còn phải lo nguyên liệu đầu vào. Thực tế thị trường nguyên liệu năm 2010 nổi lên câu chuyện: doanh nghiệp Việt Nam bị hớt tay trên ngay trên sân nhà bởi các thương nhân nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Và năm 2011 có diễn ra tình trạng này nữa hay không và giá nguyên liệu sẽ tăng đến mức nào cũng là một mối lo của doanh nghiệp.
Cũng nói về thách thức từ nước ngoài, đại diện của Công ty Giấy Sài Gòn nhận định, năm 2011 Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn nữa vào WTO theo lộ trình cam kết. “Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều chưa tạo cho mình sức đề kháng cao đủ để chống lại những cuộc chơi có nhiều rủi ro như vậy. Và tổn thương là khó tránh khỏi”, ông Vị nói.
Chưa hết, với mức dự trữ ngoại tệ quốc gia còn hạn chế, doanh nghiệp không được cung cấp đủ đô la Mỹ, euro… khi cần sẽ làm giảm sức cạnh tranh trong các mối quan hệ làm ăn quốc tế.
Trong mắt ông Trịnh Chí Cường, Tổng giám đốc Công ty Nhựa Đại Đồng Tiến, tình hình năm 2011 rất khó đoán. Trong nước, vẫn là sự khó tiên liệu của chính sách vĩ mô. Kinh tế thế giới cũng chưa hết bất ổn, từ sự bấp bênh của cộng đồng sử dụng đồng euro, kinh tế Mỹ chưa khởi sắc trở lại, việc tái định hướng kinh tế của Trung Quốc trong cân đối kinh tế nội địa, rủi ro từ mâu thuẫn quân sự trên bán đảo Triều Tiên…
Tính chuyện
Ông Cường cho biết, năm 2011, dù kinh tế có tốt hay không Đại Đồng Tiến vẫn sẽ thực hiện kế hoạch đầu tư nhà máy mới theo kế hoạch phát triển dài hạn. Chiến lược của Đại Đồng Tiến là tăng sản lượng sản phẩm có chất lượng cao, tạo tiền đề cho mục tiêu xuất khẩu trong tương lai.
Theo ông Viên, thực tế của năm 2010 đã khiến Vinamit càng củng cố những chiến lược đã vạch ra và xúc tiến từ trước đó. Đó là chấp nhận tăng tính quy mô bằng cách hợp tác với đối tác dù biết chứa đựng nhiều rủi ro khác. “Trong bối cảnh dùng vốn ngân hàng quá nguy hiểm vì lãi suất biến động mạnh, huy động vốn trên sàn chứng khoán lại lo bị thâu tóm thì cách tốt nhất là kiếm đối tác từ bên ngoài. Tất nhiên rủi ro trong cách làm này cũng rất lớn, như nguy cơ mất công ty. Nhưng dù gì, khi đó vẫn giữ được thương hiệu, còn phát triển”, ông Viên nêu quan điểm.
Và dù tính kế khác nhau nhưng các doanh nghiệp đều có chung mong muốn là nó phải mang tính dài hơi, ổn định, tránh những quyết định mang tính “giật cục” khiến doanh nghiệp cũng “giật mình”, trở tay không kịp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp mong muốn được đối xử công bằng, cạnh tranh sòng phẳng, lành mạnh. Khi đó, cơ quan quản lý đóng vai trò trọng tài và người giữ luật chơi chứ không phải người chơi, không chỉ tập trung quản trị, điều hành một vài doanh nghiệp, tập đoàn do nhà nước quản lý.
lãikinh tếgiám đốckế hoạchlãi suấtngân hàngnguyên liệucạnh tranhchính sáchđiều chỉnhdoanh nghiệp Việt Namđối tácmong muốnĐồng Tiếndự trữSài Gònthách thứctình hìnhcơ quan quản lýcộng đồng
Nguồn TBKTSG
875 Lượt xem
0 bình luận
1843 Lượt xem
0 bình luận
875 Lượt xem
0 bình luận
2969 Lượt xem
0 bình luận
42737 Lượt xem
0 bình luận