if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sau đợt điều chỉnh giá vừa rồi, dự kiến đầu tháng Năm tới các doanh nghiệp sản xuất giấy lại rục rịch nâng giá bán từ 9 đến 14%.
Giấy tăng giá khiến những ngành sử dụng giấy số lượng lớn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong khi đó, nếu có những điều tiết hợp lý về chính sách thuế, giá giấy có thể ở mức hợp lý hơn.
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam cho biết nguyên nhân khiến doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá sản phẩm liên tục là do giá bột giấy nguyên liệu đang ở mức cao kỷ lục.
Cùng đó, giá giấy đã qua sử dụng (giấy loại) thu mua trong nước cũng tăng cộng thêm giá xăng, dầu và điện đang ở mức cao, kèm theo tỷ giá biến động khiến doanh nghiệp ngành giấy buộc phải cân nhắc giá bán.
Ngoài ra, mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng trả lãi hàng tháng. Trong khi đó, 70% nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp chủ yếu phải vay ngân hàng… Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp ngành giấy đã điều chỉnh tăng giá giấy in, giấy viết và giấy in báo…
Theo ông Trương Quang Luyến, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà, công ty đã dự đoán trước thị trường giấy sẽ có sự biến động lớn về giá nên đã chuẩn bị một lượng giấy và bìa vở tương đối lớn.
Nếu so với năm ngoái, giá giấy vở học sinh đã tăng trên 20%, giá bìa tăng khoảng 30%. Với mặt hàng giấy vở, giá giấy chiếm tới trên 80% giá thành, do đó, giá giấy tăng là nguyên nhân khiến nhiều công ty văn phòng phẩm đã tăng thêm giá bán sản phẩm từ 10-15%.
Không chỉ các nhà sách đau đầu vì giấy tăng giá, nhiều tờ báo, tạp chí cũng đang tính toán lại chi phí giấy và công in để không phải tăng giá bán. Anh Lê Sơn, công tác tại tờ báo Thời Đại cho hay giá giấy, công in đã tăng khoảng 30% từ 1 tháng nay. Do không muốn tăng giá thành tờ báo nên ban biên tập đang cân nhắc tới đây phải thay đổi khổ giấy và chủng loại giấy in để giảm bớt chi phí đầu vào bởi nếu mua giấy giá rẻ, chất lượng báo sẽ không đẹp làm giảm tính cạnh tranh của tờ báo.
Trước tình hình giá giấy tăng như vậy sẽ kéo theo hệ lụy là giá sách vở sẽ tăng theo. Có lẽ vì vậy mà nhiều gia đình có con đang đi học nhất là những gia đình công nhân không khỏi lo lắng khi mọi chi tiêu trong gia đình và nuôi con ăn học đều trông cả vào đồng lương ít ỏi. Nếu nhà nào 2 con thì mỗi tháng chỉ tính riêng tiền học phí, tiền học bán trú, tiền thuê gia sư, sách vở... đã lên đến trên 4 triệu đồng.
Tuy vậy, theo ông Vũ Ngọc Bảo, nếu nhà nước điều chỉnh chính sách thuế phù hợp hơn cho các doanh nghiệp sản xuất giấy, không những có thể tiết kiệm một lượng lớn giấy loại thu gom trong nước với giá rẻ mà còn góp phần đáng kể nhằm giảm tỷ lệ nhập siêu.
Việc tận thu nguồn giấy đã qua sử dụng cũng góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường; cắt giảm đáng kể chi phí sản xuất của doanh nghiệp và giúp giảm giá giấy trên thị trường.
Theo TTXVN
880 Lượt xem
0 bình luận
1847 Lượt xem
0 bình luận
880 Lượt xem
0 bình luận
2970 Lượt xem
0 bình luận
42739 Lượt xem
0 bình luận