if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Sáu tháng đầu năm 2012, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành giấy tiếp tục giảm do phải cạnh tranh gay gắt với nguyên liệu và sản phẩm giấy nhập khẩu, sản phẩm giấy nhập khẩu ngày càng tràn ngập trên thị trường, phần lớn doanh nghiệp mất thế chủ động về sản xuất bột giấy và phụ thuộc vào nguyên liệu bột giấy nhập khẩu trong khi giá bột giấy thế giới luôn biến động. Các sản phẩm giấy do Việt Nam sản xuất chủ yếu là giấy in, giấy viết cuộn nhằm cung ứng cho các đơn vị in ấn và gia công chế biến giấy. Còn sản phẩm giấy photocopy, giấy ram, tập vở… chỉ chiếm một lượng nhỏ. Hiện nay trên thị trường giấy in, riêng sản phẩm giấy Bãi Bằng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam chiếm khoảng 40% thị phần.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại công bố báo cáo về thị trường giấy và sản phẩm giấy quý II/2012 và dự báo quí III/2012, Báo cáo tập trung vào các nội dung sau:
- Thị trường giấy trong nước 6 tháng đầu năm 2012 (bao gồm những thông tin về cung cầu mặt hàng giấy trên thị trường Việt Nam cả nội địa và nhập khẩu, diễn biến thị trường giấy; một số vấn đề tồn tại của ngành giấy và những kiến nghị và đề xuất).
- Thị trường giấy và bột giấy thế giới 6 tháng đầu năm (diễn biến giá bột giấy, giấy in, giấy photo, giấy tái chế … thị trường châu Âu, Mỹ, Trung Quốc)
- Nhận định thị trường giấy trong quí III năm 2012
BÁO CÁO CHI TIẾT
A. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
I. Thị trường giấy và sản phẩm giấy 6 tháng đầu năm 2012
1. Nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam
Theo thống kê, trong 2,075 triệu tấn giấy được tiêu dùng trong nước mỗi năm thì có tới 48,2% là nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15% - 16%, sản lượng từ 80.000 tấn/năm đã tăng lên tới 824.000 tấn/năm. Nhưng chủng loại giấy sản xuất trong nước vẫn rất nghèo nàn, chỉ có giấy in báo, giấy in và viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa. Đối với bột giấy, dù năng lực sản xuất đạt trên dưới 437.600 tấn nhưng lại chủ yếu cũng được bù đắp nhờ nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động ở công suất tối thiểu (khoảng 20 – 25%), sản xuất bột giấy trong nước hiện chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu.
1.1. Nguồn cung giấy qua nhập khẩu
Năm 2011, cả nước đã nhập khẩu 132.000 tấn bột giấy, tăng 24% so với năm trước đó. Tổng lượng bột giấy sản xuất ở nội địa 353.500 tấn, tăng 2,2%. Nhập khẩu giấy thu hồi 385,568 tấn, tăng mạnh 42.9%, trong khi cả nước có khoảng 883,626 tấn, tăng 20.4%. Việt Nam đã sản xuất tổng lượng giấy và ván là 1.513 triệu tấn trong năm 2011, tăng 16.5%, nhưng cũng nhập khẩu gần 1.190 triệu tấn giấy và ván, tăng 3.4%.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2012 cả nước nhập khẩu 478.803 tấn giấy các loại, trị giá 460,84 triệu USD (tăng 10,8% về lượng và tăng 5,4% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2011).
Thị trường cung cấp giấy lớn nhất cho Việt Nam là Indonesia, chiếm 20,66% thị phần giấy nhập khẩu tại Việt Nam với 95,19 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2011 thì kim ngạch lại giảm nhẹ 1,74%; thị trường lớn thứ 2 là Đài Loan chiếm 13,34% thị phần giấy nhập khẩu, với 61,5 triệu USD, tăng 16,28% so với cùng kỳ; đứng thứ 3 là thị trường Thái Lan chiếm 13,19%, với 60,81 triệu USD, tăng 2,83%; tiếp sau đó là Singaporre chiếm 12,31%, đạt 56,75 triệu USD, giảm 3,48%; Hàn Quốc chiếm 8,83%, đạt 40,7 triêu USD, tăng 19,67%; Trung Quốc chiếm 8,66%, đạt 39,9 triệu USD, tăng 72,99%; Nhật Bản chiếm 6,15%, đạt 28,34 triệu USD, tăng 1,64%; Malayssia chiếm 2,61%, đạt 12 triệu USD, giảm 29,28%; Hoa Kỳ chiếm 2,57%, đạt 11,83 triệu USD, tăng mạnh 103,13%.
Trong 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu giấy từ thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh nhất tới trên 103% so với cùng kỳ, đạt 11,83 triệu USD; nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc cũng tăng tới 73%, đạt 39,9 triệu USD; nhập khẩu từ Phần Lan tăng 32,36%, đạt 6,55 triệu USD. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu giấy giảm mạnh ở các thị trường như: Italia (giảm 42,58%, đạt 2,72 triệu USD), Ấn Độ (giảm 41,6%, đạt 4,57 triệu USD), Áo (giảm 36,91%, đạt 1,73triệu USD), Philipines (giảm 35,86%, đạt 6,02triệu USD).802 Lượt xem
0 bình luận
1756 Lượt xem
0 bình luận
802 Lượt xem
0 bình luận
2902 Lượt xem
0 bình luận
42499 Lượt xem
0 bình luận