Kinh doanh có trách nhiệm
Hoạt động công ty
  • Tác giả:
  • 05-12-2012
  • Lượt xem: 22074
  • Chia sẻ:

Trách nhiệm xã hội (CSR) là một trong những nền tảng để DN phát triển bền vững, song nhiều DN vẫn chưa quan tâm đúng mức. ĐTTC đã trao đổi với ông Nguyễn Quốc Thúc, Phó Tổng giám đốc CTCP Giấy Sài Gòn (SGP), đơn vị vừa nhận Giải thưởng DN ASEAN trong lĩnh vực CSR, xung quanh vấn đề này.

PHÓNG VIÊN: - Được biết SGP vừa nhận Giải thưởng DN ASEAN (ABA) năm 2012 trong lĩnh vực CSR, ông có thể chia sẻ một vài thông tin về giải thưởng này?

Ông NGUYỄN QUỐC THÚC: - Giải thưởng ABA được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN phát động năm 2007 nhằm tôn vinh các DN có thành tích nổi bật, đóng góp vào phát triển kinh tế và thịnh vượng chung trong khu vực, được tổ chức với quy trình thẩm định chặt chẽ dưới sự hỗ trợ của công ty Kiểm toán KPMG.

Tiêu chí xét chọn gồm 4 lĩnh vực: tăng trưởng, tạo việc làm, đổi mới và CSR. Giải thưởng xét với 2 loại hình DN: Các DN lớn với doanh thu tối thiểu 20 triệu USD/năm, tài sản cố định 10 triệu USD trở lên hoặc có quy mô tối thiểu 300 nhân viên; DNNVV có doanh thu hàng năm ít hơn 20 triệu USD, tài sản cố định ít hơn 10 triệu USD hoặc có quy mô không quá 300 nhân viên. Năm 2007, SGP cũng được tham gia và đạt giải thưởng về tăng trưởng, và năm nay công ty lại được đón nhận giải thưởng về CSR.

- Để đạt giải thưởng CSR, SGP đã thỏa mãn những tiêu chí nào của hội đồng tuyển chọn?

- Kết quả này được đánh giá dựa trên sự nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng các thành tích như thân thiện môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh, chiến lược kinh doanh hướng tới bền vững, các chiến lược phát triển vì lợi ích xã hội và cộng đồng, chăm lo đời sống người lao động, công nghệ sản xuất an toàn và sạch…


Trong một nhà máy của SGP.

- Theo ông, các tiêu chí của giải thưởng có “quá sức” đối với DN Việt Nam?

- Nói quá sức thì không hẳn, nhưng nếu muốn nhận được sự quan tâm của tổ chức này, các DN phải có chiến lược phát triển bền vững trong nhiều năm liền. Cụ thể, suốt 3 năm qua SGP đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến CSR nhằm xây dựng một nền tảng vững chắc để phát triển và lan tỏa niềm tin trong xã hội. Theo đó, SGP xây dựng và phát triển xoay quanh 6 cột trụ.

Thứ nhất, đầu tư công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm xanh, thân thiện môi trường.

Thứ hai, áp dụng các tiêu chuẩn ISO trong sản xuất, hướng tới các sản phẩm chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thứ ba, tổ chức thu mua giấy vụn để tái chế, vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, vừa tạo việc làm cho người lao động, tránh khai thác quá mức lượng gỗ sử dụng cho bột giấy nguyên liệu.

Thứ tư, luôn ý thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sức khỏe, bảo vệ môi trường.

Thứ năm, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện.

 Thứ sáu, xây dựng nhà nghỉ, nhà ở, nâng cao đời sống vật chất và hoạt động tinh thần cho công nhân viên, tạo dựng cơ hội phát triển cho nhân viên qua chương trình phát triển tiềm năng…

- Hiện trong nước cũng có một số giải thưởng dành để tôn vinh những DN thực hiện tốt CSR, song dường như khái niệm CSR vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ đối với DN Việt Nam?

- Trước nay, khi tham gia kinh doanh DN Việt Nam chỉ mới tính đến việc sản xuất sản phẩm gì, dịch vụ gì, quy mô ra sao, phân phối như thế nào để thiết lập các yếu tố tài chính, nhân lực và kinh doanh đáp ứng các tiêu chí đó. Khi nhắc đến CSR, nhiều DN chỉ nghĩ gói gọn trong việc làm từ thiện, quyên góp cho người nghèo, đấu giá từ thiện…

Trên thực tế, CSR của DN là một khái niệm lớn hơn nhiều, bao gồm các yếu tố như bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng...

Nếu có nền tảng CSR, DN sẽ dễ dàng tạo được niềm tin, được người tiêu dùng gắn bó sử dụng lâu dài. Khi có điều kiện, các DN, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu, cần chú trọng đến vấn đề này vì CSR như một bảo chứng toàn diện để tăng niềm tin, phát triển hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Các công ty lớn trên thế giới, ngay từ lúc thiết kế nhà máy, ý tưởng cộng đồng đã hiện hữu, nghĩa là họ đã nghĩ đến việc phải tạo công ăn việc làm cho dân địa phương cũng như tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường, giảm chất thải, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Khi các DN nước ngoài vào Việt Nam cũng phân làm 2 loại. Những tập đoàn lớn như Unilever, Pepsi, Coca Cola, P&G, Nestle… kinh doanh bài bản, có mục đích đầu tư lâu dài nên họ luôn mang các quan điểm và mô hình tốt đến Việt Nam.

Hoạt động của các tập đoàn đó đều mang dáng dấp CSR rất lớn để phát triển bền vững. Kinh nghiệm phát triển CSR của các tập đoàn lớn rất đáng học hỏi, nhưng quan trọng là chúng ta học gì cần thiết, chọn cái gì phù hợp với mình.

- Xin cảm ơn ông.

Yên Lam (thực hiện)
Theo http://www.saigondautu.com.vn

 
# TAG
  • Chia sẻ:
0 bình luận Viết bình luận
tin liên quan
Tin mới nhất
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

803 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ 11-01-2024 | Điều khoản sử dụng

1316 Lượt xem

0 bình luận

tin nổi bật
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

803 Lượt xem

0 bình luận

Thông báo kết quả trúng thưởng chương trình “Hái Lộc Đầu Xuân Năm 2022” 10-03-2022 | Tin Tức Công Ty

2904 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN 14-12-2021 | Tin Tức Công Ty

3346 Lượt xem

0 bình luận

tin được xem nhiều nhất
Ngành giấy tăng trưởng mạnh 07-11-2013 | Thông tin thị trường

68177 Lượt xem

0 bình luận

Nguyên liệu ngành giấy: Thiếu nhưng vẫn lãng phí 29-11-2010 | Thông tin thị trường

42502 Lượt xem

0 bình luận

Lựa chọn xanh vì cuộc sống tốt đẹp hơn. 24-11-2011 | Hoạt động công ty

31408 Lượt xem

0 bình luận

tin theo danh mục
TIN TỨC THEO NĂM