if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
TT - Lần đầu tiên danh hiệu tỉ phú số 1 Trung Quốc (TQ) thuộc về một phụ nữ. Đó là Trương Nhân - người sáng lập kiêm chủ tịch Tập đoàn giấy Cửu Long.
Sở hữu tài sản trị giá 3,4 tỉ USD, người phụ nữ 49 tuổi này đã vươn lên dẫn đầu danh sách người giàu nhất TQ năm 2006 do Rupert Hoogewerf - chuyên gia khảo sát của tạp chí Forbes tại Thượng Hải - thực hiện.
Bà Trương đã đẩy ông Hoàng Quang Ngọc của Tập đoàn GOME với tài sản 1,7 tỉ USD - người hai năm liền đứng đầu bảng xếp hạng - xuống vị trí thứ hai.
Chân dung Trương Nhân - Ảnh: Báo Chứng Khoán Thượng Hải
Năm ngoái Trương Nhân vẫn là một tên tuổi khá mờ nhạt nằm khiêm tốn ở vị trí thứ 36 trong bảng xếp hạng, với tài sản chỉ có 375 triệu USD. Kể từ khi cổ phiếu của Cửu Long được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong vào tháng ba năm nay, con số ấy đã tăng lên gấp chín lần! Tính đến ngày 31-8, bà Trương Nhân nắm giữ tổng cộng 72% cổ phần trong Tập đoàn Cửu Long, làm tăng giá cổ phiếu của công ty lên 165%.
Bà Trương sinh trưởng ở tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc TQ. Là chị cả của bảy người em, từ bé bà đã sớm bộc lộ khả năng quán xuyến và tự lập. Năm 1984, Trương Nhân, lúc đó 27 tuổi, từ bỏ công việc với mức lương rất cao ở quê nhà, chỉ mang theo 30.000 nhân dân tệ (3.800 USD) sang Hong Kong lập nghiệp.
Bà Trương cho biết sự nghiệp “biến giấy cũ thành tiền” của mình sẽ chẳng có được như ngày hôm nay nếu số phận không run rủi cho bà gặp được vị giám đốc của một nhà máy chế tạo giấy mà bây giờ bà gọi là sư phụ. Bà nói: “Ban đầu tôi không muốn làm nghề này. Nhưng sư phụ cho rằng giấy lộn thì bằng với rừng. Tương lai nghề giấy phải phát triển từ chế tạo bằng tài nguyên sang chế tạo bằng giấy lộn tái chế...”.
Bí quyết thành công của Trương Nhân, như nhiều thương gia người Hoa thành đạt khác, là luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Bà kiên quyết không trộn nước vào bột giấy. Bà đã gặp không ít rắc rối với chính lối làm ăn lương thiện của mình vì đụng chạm đến lợi ích của nhiều người trong ngành. Bà từng nhận nhiều cuộc điện thoại đe dọa của giới xã hội đen. Nhưng bà không sợ, cũng không rút lui. Tính tình chính trực, hào phóng và công bằng của bà làm cho những người thu hồi giấy lộn đều thích bán giấy cho bà.
Hong Kong tuy vậy quá nhỏ để Trương Nhân thực hiện mơ ước trở thành “bà hoàng giấy lộn”. Tháng 2-1990, Trương Nhân sang Mỹ. Trong vòng mười năm, Công ty Trung Nam tại Mỹ của bà đã lập ra bảy nhà máy đóng gói và xí nghiệp vận tải. Lúc này, bà lập Công ty giấy Cửu Long ở Trung Quốc, xuất khẩu giấy lộn từ Mỹ về quê nhà để tái chế, và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu giấy lộn lớn nhất tại Mỹ lúc bấy giờ.
Thành công là vậy nhưng Trương Nhân luôn tâm niệm "biết mình biết ta", chỉ làm những gì mình có khả năng làm. Bà nói: "Nếu tôi chỉ xây dựng được khách sạn 3 sao thì tuyệt đối không xây khách sạn 5 sao".
Người ta nói: "Sau lưng người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng của người phụ nữ". Trường hợp của Trương Nhân thì ngược lại. Bà luôn biết ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của phu quân mình. Chồng bà là ông Lưu Danh Trung, người Đài Loan, lớn lên ở Brazil, thông thạo tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha. Bà Trương tâm sự: "Vợ chồng tôi có thể bù đắp cho nhau".
Sự thành công của bà Trương được đánh giá là chuyện "xưa nay hiếm" ở một đất nước mà các công ty lớn đều thuộc sở hữu nhà nước hoặc do các giám đốc nam giới giỏi ngoại giao điều hành. Bà là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ phụ nữ Trung Hoa mới "xuất hiện ngày càng đậm nét trên thương trường" - theo nhận xét của ông Hoogewerf.
Theo Tuoi Tre -THANH TRÚC - CHÚC XIN
704 Views
0 comment
1238 Views
0 comment
704 Views
0 comment
2066 Views
0 comment
22497 Views
0 comment
16806 Views
0 comment