if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Hiện nay ngành công nghiệp giấy đang phát triển mạnh mẽ không chỉ trên thế giới mà ngay cả với các công ty, doanh nghiệp trong nước cũng có sự cạnh tranh khốc liệt. Một mặt để giành thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ mặt hàng, mặt khác gây tầm ảnh hưởng lên nền phát triển công nghiệp giấy của nước nhà.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tình hình sản xuất của ngành giấy Việt Nam vẫn tương đối ổn định, sản lượng giấy, bìa các loại ước đạt 925,7 nghìn tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả dây chuyền sản xuất nên chất lượng giấy thành phẩm bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước trên con đường chinh phục thị trường nội địa trước làn sóng giấy ngoại nhập vốn đã chiếm ưu thế trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp trong nước với công nghệ lạc hậu nên chất lượng chưa cao và giá thành khó cạnh tranh (giá giấy sản xuất trong nước thường cao hơn giá giấy nhập khẩu khoảng 10%, hoặc nếu mức giá tương đương thì giấy nhập khẩu luôn có chất lượng cao hơn). Do đó, lượng hàng hoá nhập khẩu vào trong nước luôn chiếm số lượng lớn đồng thời khiến các doanh nhiệp trong nước bị hạn chế về thị trường tiêu thụ cũng như khả năng có thể vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu giấy trên thế giới. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp sản xuất giấy phải tập trung gia tăng đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, từ đó nâng cao được chất lượng đồng thời hạ chi phí để giảm giá thành sản phẩm. Ngoài sự cố gắng của bản thân các công ty, doanh nghiệp, ngành giấy cũng cần có sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành… Theo lộ trình cam kết với WTO, thuế nhập khẩu các loại giấy từ năm 2012 sẽ giảm còn 20%.
Về mặt thị trường, do giá nguyên liệu đầu vào (bột giấy và các phụ liệu sản xuất, lãi suất ngân hàng...) tăng liên tục và diễn biến bất thường từ đầu năm đã làm giá thành sản xuất giấy tăng cao, buộc các doanh nghiệp phải nhiều lần điều chỉnh tăng giá bán các loại giấy trong 6 tháng năm 2011. Để bình ổn giá giấy, kể từ ngày 1/6/2011 sản phẩm giấy vở học sinh được Hà Nội đưa vào diện bình ổn giá.
BM-Vietpaper
642 Views
0 comment
1151 Views
0 comment
642 Views
0 comment
2005 Views
0 comment
22376 Views
0 comment
16621 Views
0 comment