if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Xem ra vụ kiện tụng giữa Giấy Sài Gòn và Sài Thành vẫn chưa đến hồi ngã ngũ khi mà cả 2 đều cố chứng minh mình đúng.
Sài Gòn: Chúng tôi sẽ kiện tới cùng
Công ty Giấy Sài Gòn đang đối mặt với thực trạng hàng giả xuất hiện tràn lan tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và một số quận TP.HCM. Thêm vào đó là thông tin cho rằng Thái Hòa nhái bao bì với nhãn hiệu Sài Thành. Hiện Giấy Sài Gòn đang dồn sức giải quyết vấn nạn này.
“Điều chúng tôi sợ nhất là khách hàng mất lòng tin vào sản phẩm của mình”, ông Nguyễn Quốc Thúc, Phó Tổng Giám đốc Nguồn Nhân lực & Phát triển Năng lực hệ thống Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn, cho biết. Theo ông, giả sử khách hàng tin dùng sản phẩm Giấy Sài Gòn nhưng chỉ cần một lần mua phải hàng giả, hàng nhái họ sẽ lập tức nghi ngờ chất lượng sản phẩm. Và như vậy, lòng tin của khách hàng sẽ bị suy giảm vì một sản phẩm không phải của Công ty.
Ông Thúc cho rằng Công ty Thái Hòa đã làm nhái bao bì 3 mẫu sản phẩm giấy tiêu dùng của Giấy Sài Gòn là giấy vệ sinh Sài Thành Không lõi nhái Sài Gòn Inno, Sài Thành Đa năng nhái Sài Gòn Extra và Sài Thành Tiết kiệm nhái Sài Gòn Eco. Giá của những sản phẩm này thấp hơn khoảng 15-20% so với sản phẩm Giấy Sài Gòn. Ngay cả nhãn hiệu cũng có yếu tố ăn theo khi Thái Hòa lấy nhãn hiệu là Sài Thành, ông Thúc nói thêm.
Đại diện của Giấy Sài Gòn cũng khẳng định Công ty sẽ làm tới cùng vụ việc này để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và quyền lợi chính đáng của Công ty. Giấy Sài Gòn đã làm việc theo trình tự, từ gửi văn bản cho Sài Thành đến gửi đơn khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ. Hiện nay, Công ty đã nhận được văn bản của Cục, xác nhận Giấy Sài Thành chưa đăng ký bản quyền cho những sản phẩm của mình và Cục cũng đã có văn bản đề nghị Công ty Thái Hòa không được tiếp tục làm nhái sản phẩm của Giấy Sài Gòn nữa. Tuy nhiên, đến nay nhãn hiệu Giấy Sài Thành vẫn tiếp tục ra đời và được bày bán trên thị trường.
“Hiện nay, trên thị trường còn có thông tin Giấy Sài Thành là công ty con của Giấy Sài Gòn. Chúng tôi không biết thông tin này từ đâu ra nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu của chúng tôi”, ông Thúc cho biết.
Sài Thành: Chúng tôi hoàn toàn hợp pháp
Tuy nhiên, ông Bùi Đình Uyên Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thái Hòa, nhấn mạnh: “Tôi không tìm được bất cứ điểm chung nào giữa sản phẩm của chúng tôi với sản phẩm của Giấy Sài Gòn, ngoài màu sắc. Mà màu sắc thì cả thế giới này đều dùng, chẳng nơi nào được độc quyền”. Ông Thái cũng nói thêm rằng ông không biết thông tin Sài Thành là công ty con của Giấy Sài Gòn có hay không và ở đâu ra. Ông khẳng định công ty ông không liên quan gì đến Giấy Sài Gòn và cũng không mong có bất kỳ liên quan gì. Thái Hòa muốn có một thương hiệu riêng chứ không ăn theo nhãn hiệu nào hết.
Ông Thái còn cho biết, Công ty đã có 3 giấy chứng nhận của Cục Bản quyền Tác giả về việc là chủ hợp pháp của 3 mẫu bao bì Giấy Sài Thành đang bị Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn tố làm nhái (thông tin này cũng có trên website chính thức của Cục Bản quyền Tác giả).
Hơn nữa, Thái Hòa cũng chưa nhận được văn bản nào của Cục Sở hữu Trí tuệ. Ông Thái khẳng định những sản phẩm của Công ty là hợp pháp và không ngại đối chất nếu bị kiện. Trên thực tế, ông từng được mời làm việc với công an quận Gò Vấp về những khiếu nại của Giấy Sài Gòn và mọi việc đã được giải quyết thấu đáo.
“Sắp tới, Công ty sẽ thay đổi bao bì của 3 sản phẩm này, tất nhiên không phải là vì làm nhái mà vì điều này nằm trong kế hoạch của chúng tôi từ trước. Định hướng của Công ty là không làm những sản phẩm bình dân nữa, thay vào đó chúng tôi sẽ tập trung vào những sản phẩm cao cấp để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu người tiêu dùng”, ông Thái cho biết thêm.
Vẫn chưa ngã ngũ
Xem ra vụ việc của Giấy Sài Gòn và Sài Thành chưa thể ngã ngũ khi mà mỗi bên đều cố chứng minh mình đúng. Ông Thúc cho biết, Công ty sẽ sớm giải quyết tình trạng này vì nó đã kéo dài hơn một năm. Còn ông Thái, Giấy Sài Thành lại khẳng định công ty ông không ngại tranh chấp và tự tin vào sản phẩm của mình.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội chống Gian lận Thương mại và Hỗ trợ Người tiêu dùng TP.HCM thì rất khó đưa ra kết luận cuối cùng khi không có đủ hồ sơ chứng cứ. Nhưng căn cứ vào việc Giấy Sài Thành đã đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền Tác giả thì Công ty Giấy Sài Gòn khó có thể thắng kiện.
Cùng chung ý kiến, luật sư Trần Văn Việt, Trưởng Văn phòng Luật sư Tân Việt Luật cũng cho rằng Giấy Sài Gòn khó có thể thắng kiện. Ông cũng nói thêm, hiện luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn rất mới và chưa có những biện pháp chế tài đủ mạnh, cần một thời gian nữa mới rạch ròi hơn.
Ông Thúc, Công ty giấy Sài Gòn cho rằng có lẽ đây là kẽ hở khiến một số doanh nghiệp lách luật. Tuy nhiên, Công ty sẽ làm rõ vụ việc này. Bên cạnh đó, sắp tới Giấy Sài Gòn sẽ liên tục tung ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tăng cường hoạt động tuyên truyền cho hệ thống phân phối biết cách phân biệt hàng nhái, hàng giả.
Sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ - kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn minh, khoa học, công nghệ nhân loại. Cụ thể như tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học kỹ thuật ứng dụng, các tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong lĩnh vực thương mại. Quyền sở hữu trí tuệ có thể thuộc về một cá nhân, nhóm người hoặc một tổ chức đối với sản phẩm họ làm ra.
Quyền tác giả
Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm nghệ thuật, công trình khoa học được sáng tạo, thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên gốc, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ và chất lượng.
Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tác dưới hình thức nhất định. Tác phẩm dù có đăng ký hay không, quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký lại rất cần thiết khi có tranh chấp xảy ra.
Khúc Phổ (Theo NCĐT)
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22497 Views
0 comment
16806 Views
0 comment