if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
“Một tấn giấy tái chế sẽ giúp ta tiết kiệm được 32 m3 nước, số nước này đủ để dội cho 3000 toilet công cộng”, bà Trần Thị Mỹ Diệu ở trường Đại học Văn Lang, TP HCM, tính toán.
Đồng tình, ông Nguyễn Trọng Nhân thuộc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM cho biết: “Để sản xuất một tấn bột giấy cần đến 5 m3 gỗ và 100 m3 nước. Vì vậy nếu phân loại và tái chế giấy tốt sẽ giúp tài nguyên rừng và nước được bảo vệ lâu dài”.
Theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP HCM, trong năm nay, các nhà sản xuất sẽ làm ra hơn 760 nghìn tấn bao bì nhựa và 800 nghìn tấn bao bì giấy. “Trong khi phải mất đến 400 năm tự nhiên mới có thể phân hủy hết loại rác thải nguy hại này”, ông Phạm Hồng Nhật, một chuyên gia trong lĩnh vực này cho hay.
Giấy thải được tái chế sẽ giúp bảo vệ môi trường. Ảnh: Kiên Cường
Với đô thị ngày một phát triển như TP HCM, các loại bao bì nhựa và giấy đang trở thành nỗi ám ảnh của việc bảo vệ môi trường. “Hiện tại, thành phố có khoảng trên 700 cơ sở thu mua phế liệu với đủ loại nhưng nhiều nhầt là giấy và nhựa nhưng quy mô của các cơ sở này là nhỏ nên việc tái chế thường lạc hậu và gây ô nhiễm nặng nề với môi trường xung quanh”, ông Lê Trung Việt, Trưởng phòng quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM nói về hiện trạng tái chế.
Ngoài lý do khách quan từ địa phương, ông Việt cũng cho rằng chính việc nhà nước chưa có chủ trương cụ thể trong việc quản lý tái chế bao bì cũng là nguyên nhân khiến rác thải loại này đang bị bỏ chơi vơi giữa môi trường.Tái chế đang làm cho có, các cơ chế chính sách ưu đãi hiện chỉ còn trên văn bản chưa đi vào thực tế. “Người đi siêu thị nên sử dụng loại túi dùng nhiều lần, thải rác nên phân loại để tiện cho việ tái chế”, một chuyên gia nói.
Lâu dài hơn, ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ tái chế TP HCM đề ra giải pháp nên thu phí sử dụng bao bì nguy hại để giảm thiểu mức thấp nhất, cũng như tạo cho người dân thói quen cân nhắc khi dùng bao gì nhựa hay giấy.
“Bao bì giấy nên làm nguồn rừng tái sinh, rừng trồng mới có nguồn gốc rõ ràng. Mặt khác nên khuyến khích người dân tham gia tích cực vào việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường”, bà Từ Bích Nguyệt, phụ trách môi trường Công ty Tetra Pak, đơn vị đầu tiên chạy thủ nghiệm việc tái chế vỏ hộp giấy tại nhà máy Thuận An - tỉnh Bình Dương năm 2004, đề xuất.
Đưa ra những lý do vì sao cần tái chế giấy tại Hội thảo Quản lý rác bao bì nhựa vá giấy hôm 18/8, bà Diệu cho biết khi tái chế một tấn giấy sẽ tiết kiệm được 4.200 kwh năng lượng điện. Số này đủ dùng cho 1 hộ gia đình có 4 người trong một năm. Đồng thời tái chế một tấn giấy cũng sẽ giúp thành phố giảm khai thác 17 cây xanh, tính về mặt bảo vệ môi trường.
Kiên Cường
Theo VNE
656 Views
0 comment
1163 Views
0 comment
656 Views
0 comment
2017 Views
0 comment
22396 Views
0 comment
16635 Views
0 comment