if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Hàng năm, nước ta xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn mảnh gỗ nguyên liệu giấy nhưng lại bỏ ra một lượng lớn nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bột giấy và giấy. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng lớn giấy đã qua sử dụng vẫn chưa được đưa vào tái sản xuất, gây ra tình trạng lãng phí đáng báo động.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Giấy Việt Nam gửi tổ điều hành thị trường trong nước về tình hình sản xuất, thị trường giấy tháng 11 và 11 tháng năm 2010: Tình hình thị trường giấy không ổn định. Do tác đô%3ḅng của giá đô la và giá vàng, hiện nay lãi suất cho vay cao nên rất khó khăn trong viê%3ḅc xác định chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm.
Ngoài ra, giá giấy loại ở trong nước đã lên tới 4.500 đồng/kg đối với hòm hô%3ḅp các tông, mức giá chưa từng có. Do vậy, giá giấy buô%3ḅc phải tăng, nhưng khó bán. Vì vâ%3ḅy sản lượng sẽ giảm và sẽ thiếu giấy, nếu người mua không chấp nhâ%3ḅn giá tăng.
Rừng nhiều nhưng vẫn “đói”
Thời gian qua, trong khi cả nước thực hiện kiềm chế nhập siêu thì ngành giấy lại làm ngược lại là kiềm chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu.
Ảnh minh họa
Ông Vũ Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương cho biết: Nguyên nhân của tình trạng tăng nhập, giảm xuất ở ngành giấy là do sự thiếu hụt quá lớn bột giấy nguyên liệu, mặc dù gỗ nguyên liệu không hề thiếu. Hiện cả nước có khoảng trên 300.000 ha rừng nguyên liệu, mỗi năm trồng mới khoảng 7.000 ha, nhưng chỉ có rất ít nhà máy sản xuất bột giấy.
Ông Vũ Ngọc Bảo – Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, cho biết: Nhiều rừng nguyên liệu ở Thanh Hóa, Kon Tum có gỗ đã đến tuổi khai thác nhưng không có đầu ra nên phải bán gỗ cho tư nhân hoặc các doanh nghiệp dùng vào mục đích khác. Với người trồng rừng thì bán cho ai cũng là tiền, vấn đề là ngành giấy đã phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ cho người trồng rừng nguyên liệu, nhưng lại không thể thu mua gỗ vì chưa có nhà máy chế biến bột giấy.
Hiện chỉ có một số ít doanh nghiê%3ḅp như Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai là chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bột cho sản xuất giấy.
Đại diện Công ty Cổ phần giấy Tân Mai, ông Phan Minh Nghĩa - Phó Giám đốc, cho biết: Hiện Công ty đã trồng được 12.000 ha rừng nguyên liệu, chủ yếu là keo lai và thông ba lá ở các huyện Lâm Hà, Di Linh, Đạ Huoai, Cát Tiên, Đức Trọng (Lâm Đồng) nhưng chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sản xuất của nhà máy bột giấy (công suất 200.000 tấn bột/năm).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, trong khi nước ta có thế mạnh và tiềm lực về rừng nguyên liệu và trên thực tế vẫn đang xuất khẩu gỗ hoặc dăm mảnh, thì hàng năm các doanh nghiệp ngành giấy vẫn phải nhập 10.000 - 15.000 tấn bột giấy. Đó là do sự đầu tư bất hợp lý, thiếu cân đối giữa sản xuất bột và sản xuất giấy. Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau mà việc kéo dài đầu tư xây dựng một số nhà máy đáp ứng không kịp nhu cầu sản xuất, làm mất cơ hội cạnh tranh với sản phẩm giấy các nước.
Lãng phí
Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam, nguồn giấy phế liệu, thải loại ở các văn phòng, trường học và hộ gia đình rất lớn, nhưng không có tổ chức thu gom giấy, phân loại. Các công ty thu gom rác cũng không phân loại mà đổ thẳng ra bãi chôn lấp. Hoạt động thu gom giấy đã qua sử dụng nay vẫn theo phương thức cổ điển, hầu như hoàn toàn dựa vào hàng ngũ “ve chai, đồng nát” mà vẫn chưa có công ty chuyên thu hồi giấy. Đặc biệt, từ khi thực hiện thuế giá trị gia tăng yêu cầu bắt buộc phải có hóa đơn đỏ trong việc thu mua giấy loại lại càng gây trở ngại trong việc tiêu thụ giấy thu gom trong nước.
Ảnh minh họa
“Hiện nay, trên thế giới có đến 70% nguyên liệu sản xuất giấy là giấy đã qua sử dụng. Ở Việt Nam, tỷ lệ thu hồi giấy loại để tái chế vẫn thấp, chỉ đạt 25% và chiếm 50% tổng lượng giấy loại đã tái chế (phần còn lại là nhập khẩu) ”, ông Vũ Ngọc Bảo cho biết.
"Điều này cho thấy, giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính và quan trọng hơn cả bột giấy được sản xuất từ gỗ. Nhằm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm giấy trên thị trường, các doanh nghiệp ngành giấy cần một lượng rất lớn giấy tái chế; nhưng Việt Nam vẫn đang vô cùng lãng phí nguồn nguyên liệu này", ông Bảo cho biết thêm.
Cũng theo ông Vũ Văn Cường, "giấy đã qua sử dụng bị đem tiêu huỷ một cách lãng phí, trong lúc Việt Nam đang phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ các nước Mỹ, Nhật... để làm nguyên liệu sản xuất giấy trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có quy định nào nói về việc thu gom và tái chế các vật liệu đã qua sử dụng có thể tái chế được.
Để có nguồn giấy tái chế cho ngành công nghiệp giấy, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công Thương đã đề nghị đưa việc thu gom, tái chế giấy đã qua sử dụng thành một chương trình quốc gia. Qua đó, Nhà nước và xã hội coi giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính cho sản xuất giấy, chứ không coi đó là rác như hiện nay".
Ông Vũ Ngọc Bảo đưa ra ý kiến: "Nếu được xã hội quan tâm, Nhà nước ủng hộ bằng các quy định có tính pháp chế, Việt Nam có thể khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ để phát triển ngành giấy, nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường, giảm nhập khẩu giấy loại".
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22496 Views
0 comment
16806 Views
0 comment