if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Điều quan trọng đối với một thương vụ mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) không phải chỉ là đàm phán thành công, mà còn là việc chủ mới - người cũ sẽ “ngồi cùng thuyền” như thế nào…
Trong một lần trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư, ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Diana khẳng định, ông thích việc những doanh nhân Nhật Bản rất tôn trọng nhãn hiệu địa phương, đối tác. Song điều mà ông tâm đắc nhất khi lựa chọn Tập đoàn Unicharm để bán 95% cổ phần Diana lại nằm ở góc độ văn hóa doanh nghiệp của Unicharm có những nét tương đồng với Diana.
Cũng có thể, ông Tú may mắn vì trong vô vàn những công ty Nhật Bản có ông chủ rất cứng rắn, cương quyết, thì ông chủ của Unicharm lại rất mềm mại, uyển chuyển. “Những chú rể chiến lược như vậy không nhiều. Họ làm tôi cảm thấy rõ nét sự trung thực với người tiêu dùng, nhân viên và các cổ đông”, ông Tú nói.
Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn đã quyết định bán 48% cổ phần cho Công ty Daio Paper Corporation và Quỹ đầu tư BridgeHead - thuộc Ngân hàng Phát triển Nhật Bản. “Sự minh bạch và thấu hiểu mang lại giá trị của sự hợp tác chiến lược đúng nghĩa”, ông Vị nói và cho biết thêm, các cổ đông Nhật Bản không chỉ hiểu sâu sắc về ngành giấy, mà còn hiểu và ủng hộ kế hoạch lỗ trong năm đầu tiên vận hành nhà máy trị giá hơn 2.000 tỷ đồng của Giấy Sài Gòn.
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều thương vụ M&A của nhà đầu tư Nhật Bản tại thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đều đang rất thoải mái với những “người cùng thuyền mới” đến từ Nhật Bản.
Thực tế, hầu hết những thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp trong thời gian qua đều đem lại giá trị nhất định để hai bên cùng phát triển, giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, những giá trị đó dường như khó bền lâu, nếu cả hai bên đều không chịu thay đổi “cái tôi” để cùng chèo lái con thuyền doanh nghiệp.
“Không phải anh đi mua hoặc thâu tóm bên bán, có quyền quyết định là có thể điều hành cuộc chơi dễ dàng, vì ai cũng có cái tôi rất lớn”, ông Robert Trần, Tổng giám đốc khu vực châu Á của Tập đoàn Tư vấn chiến lược Robeny (Canada) nói và cho biết, thực tế, có nhiều công ty khi mua lại công ty khác thường đặt mình ở vị trí phía trên để nhìn xuống bên bị mua với ấn tượng không tốt và tâm lý không thích nhau xuất hiện từ đó.
Thực tế đó cũng lý giải vì sao một số công ty Việt Nam bán cổ phần cho các nhà đầu tư Nhật Bản luôn cảm thấy mình đã chọn được đối tác chiến lược đúng nghĩa.
Nếu bạn là CEO của một công ty đang là cổ đông chiến lược và nắm giữ 24% cổ phần của công ty khác liên quan đến ngành thực phẩm; công ty lại đang có tiềm lực tài chính và muốn mở rộng kinh doanh, thị phần; HĐQT có định hướng nâng tỷ lệ cổ phần công ty đối tác đó, bạn sẽ lên phương án như thế nào để đảm bảo thương vụ này đem lại giá trị cộng hưởng cho công ty mình?
Trong Chương trình Chìa khóa thành công - CEO phiên bản 2012 phát sóng trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam vào 10 giờ sáng Chủ nhật (16/9) và phát lại vào 8 giờ sáng thứ Hai (17/9), ông Vũ Đức Nam, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Cloud Việt Nam sẽ tham gia xử lý tình huống này.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình Chìa khóa thành công - CEO do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự tài trợ của Thép Pomina.
Theo Báo Đầu Tư
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22496 Views
0 comment
16806 Views
0 comment