if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
“Áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cao hơn” - Ông Ân Thanh Sơn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc Tế (VIB)
Ngân hàng bắt đầu bước vào thời điểm cạnh tranh gay gắt khi từ năm 2011, các ngân hàng nước ngoài sẽ được quyền thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh như ngân hàng trong nước. Trong bối cảnh đó, chúng tôi xác định tiếp tục duy trì hướng phát triển bền vững và mạnh mẽ, nhằm đưa VIB trở thành một ngân hàng hoạt động an toàn hơn, hướng tới khách hàng với năng lực phục vụ và chất lượng dịch vụ cao hơn.
Ngay từ năm 2010, chúng tôi đã triển khai mô hình kinh doanh mới, chuẩn bị năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, từ tháng 4/2010, NgânhàngCommonwealth Bank of Australia (CBA) đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần sở hữu ban đầu là 15%.
“Sẽ sản xuất điện thoại thông minh do người Việt Nam thiết kế” - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Năm 2011, chúng tôi sẽ nói nhiều hơn đến câu chuyện tăng trưởng của thuê bao 3G. 2G sẽ chỉ dành cho những thị trường ngách. Viettel cũng sẽ nghĩ đến lời giải cho bài toán thiết bị đầu cuối giá rẻ khi hạ tầng mạng đã mạnh, giá cước đã rẻ. Chúng tôi muốn sản xuất chiếc máy điện thoại thông minh chỉ khoảng 80 USD được thiết kế 100% bởi người Việt Nam. Đây cũng sẽ là năm đầu trong kế hoạch 10 năm Viettel đẩy mạnh chiến lược phổ cập hóa băng thông rộng.
“Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết cho mọi kỳ vọng tăng trưởng” - Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn
Năm nay sẽ là một năm cạnh tranh căng thẳng trong ngành giấy với sự nổi lên mạnh mẽ của công nghiệp giấy Trung Quốc và sự hụt hơi của các thị trường châu Âu, Mỹ. Với doanh nghiệp Việt Nam, tỷ giá và lãi suất là câu chuyện cuối năm 2010 nhưng sẽ là bài toán lớn của năm 2011. Chúng tôi đã chọn cách khởi đầu năm 2011 bằng việc chính thức vận hành nhà máy mới với tổng đầu tư lên tới 2.000 tỷ đồng và kế hoạch tăng trưởng doanh thu trên 50% so với năm 2010. Đó là thách thức lớn trong điều kiện vĩ mô hiện nay, bởi ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết cho mọi kỳ vọng tăng trưởng.
“Doanh nghiệp da giày đủ lực để chọn đơn hàng” - Ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH ĐôBa
Chúng tôi đã nhận đơn hàng ổn định đến hết tháng 5/2011 và đang đàm phán ký kết đơn hàng cho mùa Đông (từ tháng 6 đến tháng 9/2011). Tuy đơn hàng tăng rất mạnh, nhưng giá vật tư đầu vào cũng tăng tới khoảng 20%. Trong khi đó, giá giày xuất khẩu tăng chậm, khoảng 10%. Lợi nhuận tiếp tục sẽ là bài toán khó với doanh nghiệp da giày. Tuy nhiên, khác với mọi năm, chúng tôi đã có đủ lực để chủ động lựa chọn đơn hàng có giá cả và uy tín tốt thay vì nhận tất cả các đơn hàng như những năm trước.
“Phát triển thêm thị trường mới ở Đông Âu và Nga”- Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng giám đốc Công ty SADACO, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ
Năm 2011, thách thức với doanh nghiệp chế biến gỗ là giá nguyên liệu tăng cao và bắt đầu khan hiếm. Chúng tôi đang chuyển hướng sang khai thác gỗ rừng trồng trên cơ sở phối hợp với các trang trại trồng rừng, đảm bảo chủ động nguồn nguyên liệu đúng tiêu chuẩn theo Chứng chỉ về phát triển bền vững môi trường, thay thế dần nguyên liệu gỗ nhập khẩu hiện đang chiếm tới 80% tổng số nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ. Ngoài thị trường truyền thống châu Âu, SADACO sẽ tập trung đẩy mạnh các hợp đồng lớn vào thị trường Mỹ, đồng thời xúc tiến phát triển thị trường mới ở Đông Âu và Nga. Năm 2011, thị trường nội địa cũng sẽ là một trọng tâm.
“Ra mắt nhiều dự án bất động sản lớn trong năm 2011” - Ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Indochina Capital
Quỹ bất động sản thứ 3 mà Indochina Land vừa mới lập sẽ đầu tư vào khoảng 5-8 dự án tại Việt Nam ngay trong năm 2011. Dự án đầu tiên chúng tôi xác định là Khu phức hợp Saigon South Residences trị giá gần 200 triệu USD. Dự kiến, đến quý 3/2011, Indochina Land sẽ bàn giao sàn bán lẻ và cuối năm 2011 sẽ bàn giao căn hộ tại Dự án Indochina Plaza Hà Nội. Dự án Hyatt Regency Danang tòa căn hộ D dự kiến được chào bán cho khách hàng vào đầu năm 2011. 66 căn biệt thự cao cấp năm trong khuôn viên sân golf Montgomerie Links cũng sẽ được xây dựng vào đầu năm 2011…
“Dịch vụ viễn thông sẽ tạo thêm giá trị mới cho các ngành khác” - Ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ericsson Việt Nam
Năm nay, Ericsson sẽ mở đầu quá trình phối hợp với các ngành quan trọng khác của xã hội như y tế, giáo dục và giao thông để mang lại những giá trị đích thực cho cuộc sống của người dân. Như vậy, ngành viễn thông không thể dừng lại ở vai trò hiện tại là cung cấp kết nối, mà tham gia trực tiếp vào hiện thực hóa những lợi ích và giá trị mới cho các ngành nghề khác. Có nghĩa là, các nhà mạng sẽ phải tích cực chuẩn bị để kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung, cung cấp các kết nối chất lượng cao hơn, nhanh hơn để hướng tới việc thực hiện các giao dịch như thanh toán trực tuyến cho lĩnh vực thương mại điện tử hay y tế trực tuyến.
“Nâng tổng công suất nhà máy lên 4,6 triệu tấn/năm” - Ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Phát Vissai (Ninh Bình)
Với chúng tôi, năm 2010 là một năm nhiều khó khăn, nhưng cũng là năm khởi động nhiều kế hoạch mới thuận lợi. Tháng 6/2010, Hoàng Phát Vissai xuất khẩu 70.000 tấn clinker sang Singapore; tháng 7/2010, ký hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn clinker sang Philippines. Đến tháng 9/2010, hợp đồng xuất khẩu 1,2 triệu tấn sang Bangladeshđược ký kết và chúng tôi trở thành doanh nghiệp đầu tiên ký được hợp đồng xuất khẩu lớn nhất trong ngành. Dự kiến năm 2011, Tập đoàn sẽ khởi công dây chuyền 3, công suất 1 triệu tấn/năm nâng tổng công suất cả nhà máy lên 4,6 triệu tấn xi măng/năm.
“Dệt may đối mặt với rào cản kỹ thuật từ Mỹ” - Ông Nguyễn Đức Khiêm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt Việt Thắng (TP.HCM)
Năm 2011 được dự báo sức mua hàng dệt may của nhiều thị trường lớn tăng cao trở lại, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Điều này hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Tuy vậy, xuất khẩu vào thị trường EU chưa thể hồi phục nhanh vì một số nước vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, nợ công, thất nghiệp tăng cao. Với thị trường Mỹ, các doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với vấn đề rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may. Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn rất lớn.
Dệt Việt Thắng tiếp tục theo đuổi kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Đặc biệt, chúng tôi đang tổ chức lại sản xuất, tạo liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong vùng, dự trữ nguyên liệu để chủ động sản xuất và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
“Cơ hội tham gia thi công các dự án quy mô lớn” - Ông Trần Văn Tuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty lắp máy Việt Nam
Về tổng thể, năm 2011 sẽ là năm thuận lợi với Tổng giám đốc Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) khi có nhiều công trình lớn được triển khai, ví dụ như Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Mặc dù tổng thầu EPC của Dự án này là nhà thầu nước ngoài, nhưng cơ hội chắc chắn được mở ra cho các nhà thầu trong nước đã chứng minh được năng lực qua quá trình thi công Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Riêng Lilama, tôi tin rằng, cơ hội tham gia trong thi công một dự án lớn như Nghi Sơn là rất cao.
Năm 2011 cũng là năm khởi động lại hàng loạt nhà máy điện vì việc thu xếp vốn sẽ tốt hơn. Đây cũng là cơ hội cho Lilama khi phần lớn máy móc của các dự án điện đều được lắp bởi bàn tay người thợ của Lilama. Cơ hội nhiều, Lilama đang sẵn sàng cho những cơ hội đó.
“Ngành công nghệ thông tin có thể đạt mức tăng trưởng 20-25%” - Ông Nguyễn Trung Chính, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC
Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin phụ thuộc lớn vào sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng như tốc độ phát triển của cả nền kinh tế. Do đó, nếu kinh tế phát triển tốt, ngành công nghệ thông tin nhận được ảnh hưởng tích cực, còn nếu ngược lại, tác động là tiêu cực. Tuy nhiên, theo tôi, năm 2011, kinh tế Việt Nam sẽ ổn định và đi lên.
Với dự tính của tôi, tốc độ tăng trưởng ngành công nghệ thông tin năm 2011 không dừng lại ở 10-15% mà có thể đạt tới 20-25% vì chính sách cho sự phát triển của ngành đã thiết thực hơn so với những năm trước. Còn với CMC, mục tiêu trong giai đoạn 5 năm 2010-2015 là tăng trưởng 35%.
“Khó khăn đã tạo động lực để doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh” - Ông Nguyễn Thanh Việt, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom)
Doanh nghiệp ngành xây dựng còn có thể phải đối mặt với sự tăng giá của nhiều mặt hàng chủ chốt như than, điện, vật liệu xây dựng… Điều này buộc các doanh nghiệp phải tính toán kỹ càng để đảm bảo các kế hoạch của năm 2011 thành công. Cũng phải nói rằng, kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng của chúng tôi đã dầy lên rất nhiều, cùng với đó là khả năng cạnh tranh. Năm 2011, ngoài các dự án nhà ở đang được đẩy nhanh tiến độ theo đúng kế hoạch, chúng tôi tập trung thực hiện Dự án Tổ hợp y tế Phương Đông. Đây là mô hình bệnh viện theo quy chuẩn quốc tế quy mô 1.000 giường, dự kiến đón tiếp 6.000 lượt bệnh nhân mỗi ngày, góp phần giải quyết tình trạng quá tải tại các bệnh viện tại Hà Nội hiện nay.
“Thị trường ổn định là cơ hội để doanh nghiệp đầu tư” - Ông Trần Oanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường (Hà Nội)
Biến động về tỷ giá, giá vàng, lạm phát, lãi suất của những tháng cuối năm 2010 sẽ đặt tiếp thách thức mới cho các nhà đầu tư bất động sản. Những yếu tố này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình đầu tư và kinh doanh bất động sản trong năm 2011.
Tuy nhiên, với những chính sách tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản, hạn chế tình trạng chuyển nhượng nhà đất trên giấy được ban hành năm 2010, dư địa cho đầu tư bất động sản đang được mở ra, đặc biệt với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có sản phẩm phù hợp và chiếm được lòng tin của khách hàng.
Năm nay, thị trường ổn định là lúc chúng tôi tiếp tục đầu tư xây dựng các dự án mới cũng như hoàn thiện các dự án hiện có tại Hà Nội, Hải Dương, Nam Định và Hải Phòng.
Báo đầu tư
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22497 Views
0 comment
16806 Views
0 comment