if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Cao Tiến Vị, Giám đốc Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn, nói: “Để tìm một mặt bằng đầu tư nhà xưởng, nên xác định kỹ mục tiêu, chiến lược, quy mô đầu tư rồi mới quyết định chọn địa điểm phù hợp. Việc đầu tư cũng phải tính trước, bởi chờ đến khi có nhu cầu mới đi tìm mặt bằng thì dễ mắc sai lầm”. Đưa ra nhận xét này, ông Vị nói ông đã từng có bài học kinh nghiệm về chọn mặt bằng đầu tư cách đây gần 10 năm.
Theo ông Vị, thường thì những doanh nghiệp nhỏ, ngành nghề không ảnh hưởng đến môi trường nhiều, sẽ ít cân nhắc về địa điểm, miễn sao thuận tiện cho sản xuất và kinh doanh là được. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể rơi vào trường hợp do thiếu thông tin, do Nhà nước thay đổi quy hoạch, do quy mô tăng lên... dẫn đến địa điểm đã chọn không còn phù hợp, và vì vậy sẽ phải di dời. Doanh nghiệp đầu tư nhà máy phải mất nhiều năm mới hoạt động ổn định, thế mà vừa ổn định thì lại phải di dời, tốn kém một lần nữa. Công ty Giấy Sài Gòn đã rơi vào một trong những trường hợp như vậy.
Năm 1997, ông Vị thành lập Công ty Giấy Sài Gòn và xây nhà máy ở quận Gò Vấp. Ông yên tâm về vị trí khu đất vì lúc đó cơ quan chức năng trả lời đất thuộc quy hoạch khu công nghiệp. Chẳng ngờ, bảy năm sau, ông Vị được thông báo khu vực này sẽ chuyển thành khu dân cư và công ty sẽ phải di dời.
“Doanh nghiệp cắn răng chịu. Có muốn kiện thì cũng biết kiện ai bây giờ!”, ông Vị than. Doanh nghiệp di dời được hỗ trợ 200.000 đồng/mét vuông nhưng kèm theo điều kiện đất đó phải thuộc quyền sử dụng của chủ doanh nghiệp, trong khi đó phần nhiều những doanh nghiệp nhỏ như Giấy Sài Gòn đều là đi thuê đất của người khác.
Sau khi bị buộc phải di dời, năm 2004, ông Vị đã đầu tư nhà máy mới tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Thời điểm đó, khu công nghiệp Mỹ Xuân A chỉ mới xây dựng xong cơ sở hạ tầng và chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động.
Tuy nhiên, ông Vị cho rằng mình đã có phân tích kỹ. Trước hết, so với khu công nghiệp của các địa phương khác như Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM, thì khu công nghiệp tại đây có giá thuê rẻ hơn 30%. Doanh nghiệp được miễn và giảm thuế thu nhập trong bảy năm đầu, thuế chỉ ở mức 15% trong các năm sau đó.
Ông Vị nhìn nhận, trước mắt sẽ có nhiều khó khăn do vị trí mới không thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu cũng như đưa hàng hóa ra các thị trường. Nhưng theo ông, khi quyết định chọn địa điểm này đã có tính đến những ưu điểm trong tương lai. Việc quy hoạch cảng biển, đường cao tốc ở khu vực này sắp tới sẽ giúp cho việc lưu thông dễ dàng hơn. Hơn nữa, các địa phương lân cận cũng tập trung phát triển công nghiệp và các doanh nghiệp sẽ là nguồn khách hàng tiêu thụ tiềm năng sản phẩm giấy bao bì của công ty ông.
Ông Tăng Nhiều, chủ cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa nói ở trên, cho biết về lâu dài cũng phải dời vào khu công nghiệp. Hiện tại, ông đang xúc tiến việc thuê đất trong khu công nghiệp Đức Hòa, Long An. Vấn đề khó khăn, theo ông, là tổ chức nguồn lao động khi muốn tăng quy mô sản xuất kinh doanh.
Ông Nhiều phân tích, vào khu công nghiệp thuê đất vẫn chưa phải đã ổn, mà còn phải kiếm đất bên ngoài xây nhà ở cho công nhân, tính toán phương tiện đi lại cho họ hàng ngày vì nguồn lao động tại chỗ không đủ, phải tuyển thêm công nhân từ địa phương khác đến. Đối với nhân viên quản lý, thợ lành nghề, phải tuyển ở Tp.HCM và lại phải bố trí thêm xe đưa rước hàng ngày.
Chuyện tìm đất đầu tư làm ăn vì thế, theo ông Nhiều, tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra rất khó!
(Theo: Thời báo kinh tế Sài Gòn)
704 Views
0 comment
1238 Views
0 comment
704 Views
0 comment
2066 Views
0 comment
22497 Views
0 comment
16806 Views
0 comment