if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Thời gian qua, biến động về giá nguyên liệu trong nước và nhập khẩu khiến giá giấy trong nước tăng. Ngay từ đầu tháng 4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai điều chỉnh tăng giá giấy in, giấy viết và giấy in báo thêm khoảng 13% đến 18% so với đầu năm; Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tăng giá các mặt hàng giấy thêm 7%. Cụ thể, giá giấy in, viết dạng cuộn đã đạt mức 16,8 triệu đồng đến 17,4 triệu đồng/tấn.
Lý giải vấn đề này, ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, trong thời gian qua, giá bột giấy nguyên liệu đang ở mức cao kỷ lục. Hiện giá bột giấy sợi dài ở mức trên $900/tấn; giá bột giấy sợi ngắn khoảng $850/tấn (tăng khoảng 40%); giá giấy loại vào khoảng $270/tấn (tăng gấp 2 lần) và rất khó mua trên thị trường. Giá giấy đã qua sử dụng (giấy loại) thu mua trong nước cũng tăng từ 3 triệu đồng/tấn lên 3,7 triệu đồng/tấn.
Bên cạnh sức ép, với giá bột giấy nguyên liệu đang ở mức cao, ngành sản xuất giấy có đặc trưng sử dụng nhiều nước, điện nên cũng chịu tác động mạnh của việc tăng giá của hai mặt hàng này. Cụ thể như: giá điện, nước tăng trung bình 7%, giá thành đơn vị sản phẩm giấy của một công ty cũng sẽ tăng thêm gần 1%. Con số này tính toán trên từng đơn vị sản phẩm là nhỏ nhưng với chi phí sản xuất của toàn công ty sẽ rất lớn, lên tới tiền tỉ. Bên cạnh đó là mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay, không phải doanh nghiệp (DN) nào cũng có khả năng trả lãi hàng tháng. Trong khi đó, lãi suất biến động theo chiều hướng tăng, 70% nguồn vốn lưu động của các DN chủ yếu phải vay ngân hàng...
Trước tình thế này, các doanh nghiệp đều cho rằng, việc tăng giá sản phẩm là việc cực chẳng đã dù đã chấp nhận giảm lợi nhuận và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.
Theo VPPA, dù giá giấy đang trên đà tăng cao nhưng nguồn cung trong nước lại đang bị hạn chế do Nhà máy Giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam (là nguồn cung chủ yếu) đang trong giai đoạn bảo trì, bảo dưỡng hàng năm. Còn với các nhà máy có công suất vừa và nhỏ thì đang gặp khó khăn về nguồn bột nên lượng sản xuất đầu ra cũng bị hạn chế. Vì vậy, tổng lượng sản xuất giấy trong năm 2010 được dự báo sẽ tiếp tục giảm và như vậy nguồn cung sẽ thấp hơn cầu nên cũng sẽ góp phần làm cho giá tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Ngọc Bảo, ở Việt Nam, giấy đã qua sử dụng hiện là nguyên liệu chính để sản xuất, chiếm tới 70% tổng số nguyên liệu đưa vào sử dụng để sản xuất giấy. Điều này cho thấy, giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính và quan trọng hơn cả bột giấy được sản xuất từ gỗ. Song, hiện ở nước ta, tỉ lệ thu gom và tận dụng nguồn nguyên liệu này còn rất hạn chế, lượng giấy loại thu gom để tái sản xuất giấy mới chỉ đạt 32%, thấp nhất trong khu vực, với tỉ lệ là 60-65%. Hơn nữa, một nghịch lý đang xảy ra trong chính sách thuế áp dụng cho mặt hàng giấy loại hiện nay là 0%, vì vậy khi nhập làm nguyên liệu sản xuất, doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng. Còn với doanh nghiệp mua giấy loại thu gom trong nước, nếu người bán có hóa đơn VAT, để được cơ quan thuế công nhận chi phí mua giấy, doanh nghiệp thu mua phải đóng hộ 3% thuế thu nhập cho người bán lẻ và nộp thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, trên thực tế, nếu sử dụng giấy loại thu gom nội địa, doanh nghiệp phải nộp thuế VAT trên 800.000 đồng/tấn. Nếu dùng giấy loại nhập khẩu để sản xuất giấy, thuế VAT chỉ còn khoảng 202.000 đồng/tấn. Theo tính toán của VPPA, hiện nay, ngành giấy đang phải nhập siêu khoảng $1,5 tỉ. Nếu Nhà nước điều chỉnh chính sách thuế phù hợp hơn cho các DN sản xuất giấy, không những có thể tiết kiệm được một lượng lớn giấy loại thu gom với giá rẻ mà còn góp phần giảm tỉ lệ nhập siêu, giúp đem lại sự công bằng cho các DN ngành giấy, vừa giúp giá giấy ở mức hợp lý hơn.
Giá trị SXCN của Tổng công ty Giấy Việt Nam 4 tháng đầu năm ước thực hiện 876 tỉ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu ước đạt 1.359 tỉ đồng, tăng 15.3%. Sản xuất chủ yếu giấy các loại ước đạt 77.000 tấn, tăng 26%. Trong khi đó giấy in viết các loại dự kiến đạt 47.000 tấn, tăng 12,3%, giấy in báo dự kiến đạt 11,5.000 tấn, tăng 23,8%.
Trần Thúy Hằng
Kinh tế Việt Nam và Thế giới Số 3422 (576), 9/5/2010
Thông tấn xã Việt Nam
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22497 Views
0 comment
16806 Views
0 comment