if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Doanh nghiệp cần một cơ chế chính sách thông thoáng, ổn định và an toàn - Ảnh: Ngọc Thắng
Ông Huỳnh Văn Minh,
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM
- Tôi đã trải qua những cảm xúc buồn trong những năm qua. Có hôm, anh em doanh nhân ngồi khóc với nhau, nói là ngủ một đêm sáng mai dậy không biết ai còn ai mất. Cứ như thời chiến tranh. Khủng hoảng tài chính toàn cầu, cộng với nội tại kinh tế vĩ mô yếu kém, chính sách còn nhiều bất cập chưa tháo gỡ kịp thời khiến trên dưới 200.000 DN phải rời khỏi thị trường, trong đó có nhiều DN uy tín, có thương hiệu mạnh.
Riêng 3 năm gần đây đã có trên 150.000 DN ngưng hoạt động, hơn 400.000 DN còn lại thì đến 60% báo cáo không có khả năng nộp thuế. Mặc dù cùng lúc có nhiều DN được sinh ra, tương ứng với số mất đi, nhưng hàng trăm ngàn DN rời thị trường là một mất mát lớn. Làm sao một đứa trẻ mới lớn làm việc được như người trưởng thành?
* Đằng sau những con số nói trên, theo ông là gì?
Có hôm, anh em doanh nhân ngồi khóc với nhau, nói là ngủ một đêm sáng mai dậy không biết ai còn ai mất. Cứ như thời chiến tranh
Ông Huỳnh Văn Minh,
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM
- Hậu quả dĩ nhiên còn kéo dài, không khắc phục được một sớm một chiều vì DN hiện nay vẫn còn yếu lắm. Tôi cũng mừng là gần đây Chính phủ đã ban hành một số chính sách tích cực như rút ngắn thời gian khai thuế, giảm lãi suất, điều chỉnh chính sách sử dụng đất đai... Nhưng nhìn chung, chính sách của ta cũng còn thiếu thông thoáng, an toàn. Bất kỳ DN nào muốn tồn tại cũng phải hội đủ ba điều kiện là vốn, nguồn nhân lực và cơ chế chính sách. Có vốn mà không có cơ chế chính sách thì cũng chết; người giỏi mà không có tiền cũng không xong.
Đơn cử đối với sản xuất, vốn là yếu tố quan trọng nhất. Nhưng DN mạnh dạn đầu tư đổi mới không nhiều do cơ chế, vốn, lãi suất của ta thiếu ổn định khiến họ không yên tâm. Ví dụ, DN ký hợp đồng tín dụng phải đảm bảo trong quá trình đó không tăng lãi suất thì họ mới dám làm. Còn nếu tăng hoặc cắt bất tử phải bồi thường. Nhưng đâu có ngân hàng nào dám cam kết việc này. Vì thế, DN vay vốn đầu tư cũng giống như đi xiếc trên dây mà không có nón bảo hiểm. Cho nên tôi mới nói, phải có sự đồng hành của ba điều kiện trên.
Chỉ còn 2% DN lớn
* Theo ông, vấn đề phải khắc phục ngay về mặt cơ chế, chính sách?
- Vấn đề hàng đầu hiện nay là phải thể chế hóa các luật, nghị định, thông tư phù hợp với điều kiện thực tế. Tất cả phải thật thông thoáng, công bằng và phải an toàn để tạo lòng tin. Đặc biệt, chủ trương chính sách và giải pháp thực hiện phải song hành. Dự thảo thông tư phải kèm với dự thảo nghị định để trình cùng lúc, chứ không phải nghị định ra đời vài tháng sau mới có thông tư. Một vấn đề nữa là nghị định do các ban, ngành liên quan soạn dẫn đến tình trạng họ luôn tạo sự an toàn cho họ, cái khó đẩy về DN. Vậy thì lòng tin của DN không có.
* Hệ quả lớn nhất của tình trạng chính sách thiếu ổn định đối với các DN là gì?
- Đó là hàng loạt DN “ăn xổi ở thì” vì chạy theo chính sách. Quan trọng hơn, chúng ta không xây dựng được những DN tầm cỡ khu vực và thế giới. Trước đây chúng ta có 5% DN lớn, nhưng nay chỉ còn 2%. DN nhỏ và vừa, siêu nhỏ chiếm gần 99%. Qua đó cho thấy sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của DN VN nói riêng là quá yếu.
Sau 5 năm khủng hoảng, nhiều DN cũng đã có sức đề kháng tốt. Vấn đề còn lại là xây dựng được niềm tin của họ với chính sách. Nếu hỏi bất kỳ doanh nhân nào trong nước là họ muốn gì, chắc chắn họ sẽ trả lời cần một cơ chế chính sách thông thoáng, ổn định, an toàn.
* Còn mong muốn trước mắt là...
- Vốn và lãi suất. Nhà nước nên cho phép DN được thỏa thuận giải quyết nợ tồn đọng thay cho mua bán nợ. Trước mắt cho giảm lãi suất của nợ cũ và nợ mới, khống chế lãi suất đầu ra và đầu vào trong toàn hệ thống ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ ép đầu vào mà thả nổi đầu ra là không hợp lý. Ngoài ra, cần giảm bớt thủ tục và điều kiện đảm bảo để giúp DN tiếp cận được các nguồn vốn vay.
Nhờ pháp luật giải quyết tranh chấp với cơ quan hành chínhCác quy định, đặc biệt các quy định về thuế ban hành khá nhiều khiến các DN khó thực hiện đúng. Họ lại bị rủi ro là sau 5 năm ngành thuế mới kiểm tra. Nhiều khi DN sai vì hiểu sai hoặc không biết quy định nhưng tính 5 năm phạt sẽ rất nặng, bị truy thu lên đến tiền tỉ, trăm tỉ đồng thì rất khó cho DN. Chính vì vậy, cần có quy định phạt tối đa bao nhiêu trong trường hợp này. Có một tín hiệu tốt trong thời gian gần đây là các DN đã mạnh dạn nhờ cơ quan pháp luật giải quyết khi có tranh chấp với cơ quan hành chính về các thủ tục, những quy định gây thiệt hại cho phía DN. Luật sư Phạm Ngọc Hưng
T.Xuân (ghi)
Ý kiến
Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty CP giấy Sài Gòn: Cải tổ bộ máy nhân sự ở các cơ quan nhà nước
Thời gian qua Chính phủ đã kịp thời có nhiều chính sách hỗ trợ cho DN phát triển, nhất là trong những giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, việc triển khai xuống dưới các bộ, ngành còn chậm chạp. Những người tham gia thực thi ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực chưa quán triệt được tinh thần từ Chính phủ nên kết quả thực hiện không cao. Từ đó đánh mất cơ hội cho các DN cũng như tạo nên sự cản trở trong quá trình phát triển của DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Có đi sâu vào từng chi tiết mới thấy rằng còn quá nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà đối với DN. Do vậy, DN mong muốn Chính phủ có sự cải tổ, thay đổi mạnh hơn trong thủ tục hành chính và nhân sự thực hiện ở các đơn vị quản lý nhà nước.
Ông Trương Phú Chiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bibica: Lãi suất thiếu công bằng
Có hai vấn đề mà DN làm sản xuất như chúng tôi đang quan tâm và mong muốn các nhà làm chính sách suy nghĩ tìm cách thay đổi để gỡ khó cho DN. Việc xem xét tiến tới bỏ hạn mức chi phí quảng cáo là vấn đề được cộng đồng DN ủng hộ. Tuy nhiên, quy định DN chi thực hiện các chương trình khuyến mãi nếu sử dụng không hết sẽ phải trích nộp vào ngân sách 50% phần còn thừa là không hợp lý. Chương trình không thành công, doanh số tất nhiên cũng không đạt với mục tiêu đề ra. Khi đó, cơ quan quản lý nên cho phép DN dùng số tiền còn thừa đó chuyển sang hình thức khuyến mãi khác hoặc để dành cho những lần khuyến mãi sau chứ không thể bắt DN nộp tiếp tiền chi khuyến mãi đó nữa.
Thứ hai là liên quan đến lãi suất ngân hàng, tôi thấy sự không công bằng giữa các DN sản xuất và thương mại. Ngân hàng luôn có chính sách khuyến khích DN vay ngắn hạn hơn trung hạn và dài hạn. Đầu tư một dàn máy sản xuất phải cần thời gian thu hồi vốn ít nhất 5 - 8 năm, trong khi làm thương mại, anh vay và mua lô hàng, vài ba tháng sau hoặc ngắn thời gian hơn đã bán được và thu hồi một phần vốn… Hiện tại, lãi suất vay trung hạn 3 năm cao hơn từ 1 - 2% so với lãi suất vay ngắn hạn và không phân biệt DN làm gì khiến DN làm sản xuất không dám đầu tư mở rộng.
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Hungthinh Corp: Mạnh dạn mở cửa
Hiện Chính phủ đã có nhiều chính sách mở cửa, nhưng lãnh đạo cấp bộ, cấp tỉnh không mạnh dạn. Như chủ trương mở cửa cho người nước ngoài mua nhà, đẩy mạnh gói 30.000 tỉ đồng... nhưng thực tế những người làm luật, thực thi các chính sách lại triển khai trì trệ. Nhà nước chủ trương cho vay 30.000 tỉ đồng ưu đãi lãi suất nhưng ngân hàng không duyệt; rồi chủ trương cho điều chỉnh diện tích căn hộ nhưng địa phương thực hiện quá thận trọng... Đất nước ta vẫn còn quá nghèo, dân thu nhập chưa cao, DN cũng còn quá nhỏ bé so với DN các nước trên thế giới. Do đó, chúng ta cần phải mạnh dạn mở cửa, cởi mở mạnh mẽ, cần có những chính sách đột phá để thay đổi. Có như vậy thị trường bất động sản mới phát triển, người dân mới dễ dàng mua được nhà.
Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty thép Việt: Thiệt thòi vì ít kiện
Với ngành thép, VN ngày càng hội nhập và mở cửa thị trường sâu rộng nhưng lại không có biện pháp đối phó để bảo vệ thị trường nội địa. Ở nhiều nước quy định nếu sản phẩm thép nhập khẩu quá 18% thì sẽ áp dụng ngay các biện pháp phòng vệ thương mại. Còn chúng ta sau nhiều năm hội nhập chỉ có một vụ kiện chống bán phá giá trong khi phải đối diện với hàng trăm vụ kiện ở nhiều nước khác nhau là thiệt thòi lớn.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Kềm Nghĩa: Xem lại “tư duy hóa đơn”
Rất nhiều khách hàng, thông qua các đại lý của Kềm Nghĩa phản ánh là họ gặp khó hoặc thậm chí bị cản trở khi mang sản phẩm Kềm Nghĩa chỉ để làm quà tặng hoặc giới thiệu ra nước ngoài bằng đường hàng không với số lượng nhỏ. Nếu không có hóa đơn đỏ, hải quan không cho khách mang hàng đi với giải thích là nhằm chống hàng giả. Theo tôi được biết, tại các nước, hải quan sân bay hỏi hóa đơn để trừ thuế cho khách. Nếu không có hóa đơn, khách sẽ không được miễn trừ thuế. Đơn giản vậy thôi. Đằng này, chúng ta yêu cầu hóa đơn của khách để giữ lại hàng hay cho đi chứ không phải với mục đích đơn giản ban đầu là để trừ thuế cho khách. Hai tư duy hoàn toàn khác nhau và cần xem xét lại một cách thấu đáo, linh hoạt và có lợi cho DN lẫn khách hơn.
Ông Đỗ Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP phân bón Việt Mỹ: Hàng giả ép chết hàng thật
Từ đầu năm nay tình trạng phân bón giả, kém chất lượng bùng phát là bởi giá nhiều loại nông sản gần đây xuống thấp, nông dân thiếu vốn đầu tư vật tư, phân bón nên họ ưu tiên sử dụng sản phẩm giá rẻ và mắc bẫy. Tình trạng phân bón kém chất lượng, phân bón giả, phân bón nhái nhãn mác đang là thách thức với ngành sản xuất phân bón, gây nhiều bức xúc cho người dân và những DN làm ăn nghiêm túc. Ngành phân bón cần được quản lý chặt chẽ hơn nữa để không còn những kẽ hở cho phân bón giả, phân bón kém chất lượng tồn tại và tạo được sự cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường.
M.PHƯƠNG - Đ.SƠN - N.NGA - Q.Thuần (ghi)
N.Trần Tâm (thực hiện)
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22496 Views
0 comment
16806 Views
0 comment