Doanh nghiệp "khổ", ngân hàng cứ lãi lớn
Thông tin thị trường
  • Author:
  • 01-28-2011
  • Views: 11749
  • Share:

Một loạt ngân hàng vừa công bố báo cáo tài chính năm 2010 với lợi nhuận từ vài trăm tỉ đồng đến vài ngàn tỉ đồng, bất kể năm qua được đánh giá là năm chật vật của cộng đồng doanh nghiệp.

Phần lớn các ngân hàng đều thừa nhận, nguồn thu, lợi nhuận chủ yếu của họ là từ hoạt động kinh doanh tín dụng, nghĩa là cho vay trực tiếp (cho doanh nghiệp) hoặc cho vay liên ngân hàng. Như vậy, các doanh nghiệp, nhất là khối nhỏ và vừa, phải cõng trên vai tới hai lần lợi nhuận ngân hàng.

Lãi chủ yếu nhờ tín dụng

Năm 2010, ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) đã thu về 4.500 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, trong đó chủ yếu từ mảng tín dụng. Theo tính toán của bộ phận phân tích, công ty chứng khoán Thăng Long, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tới 85% tổng cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng này (trong đó cho vay doanh nghiệp chiếm 67%, cho vay liên ngân hàng chiếm 18%).

Không chỉ VietinBank, kết quả kinh doanh, lợi nhuận năm 2010 của một loạt các ngân hàng khác vừa công bố thể hiện một bức tranh khá tươi sáng trong môi trường kinh doanh chung ảm đạm, bộn bề khó khăn. Chẳng hạn, Vietcombank thu về 5.400 tỉ đồng tiền lời (sau trích lập dự phòng); Techcombank lãi xấp xỉ 3.000 tỉ đồng; Eximbank hơn 2.300 tỉ đồng; Quân đội (MB) khoảng 2.100 tỉ đồng; Sacombank 1.796 tỉ đồng; Hàng Hải và Liên Việt hơn 1.500 tỉ đồng; Đại Dương 691 tỉ đồng; Bảo Việt 176 tỉ đồng…

Theo tính toán của công ty cổ phần truyền thông tài chính StoxPlus, trong số các doanh nghiệp đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM, chia theo một số lĩnh vực ngành nghề, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của khối ngân hàng là 39,6%, chỉ sau lĩnh vực tài chính là 85,6% và cao hơn nhiều lĩnh vực còn lại, như: hàng tiêu dùng (19,2%); nguyên vật liệu (15,3%); công nghiệp (14,5%); dầu khí và dịch vụ tiêu dùng (8,8%); công nghệ thông tin (5,7%)… Lãnh đạo nhiều ngân hàng đều thừa nhận, phần lớn lợi nhuận của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng.

Lãi đơn lãi kép?

Điều đáng quan tâm, một trong những khó khăn lớn nhất cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2010 là lãi suất vay vốn tín dụng quá cao. Chủ tịch hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường, cho biết, mặt bằng lãi suất vay vốn lưu động phổ biến đối với các doanh nghiệp ngành thép vào khoảng 19%/năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành thép không thể không vay, bởi đói vốn, có doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, công nhân phải nghỉ việc, thậm chí có đơn vị phải ngừng sản xuất.

Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Cao Sỹ Kiêm lo lắng, tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp trong hiệp hội chỉ vào khoảng 20%. Trong khi lãi suất vay vốn sản xuất kinh doanh trung bình hiện nay vào khoảng 17 – 18%, thậm chí cao hơn. Doanh nghiệp nào có tỷ trọng vốn vay cao, tiền lời không đủ trả lãi vay, mà vốn ngân hàng thường chiếm 75 – 80% nhu cầu vốn của khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa. “Ngân hàng lãi cao như vậy trong khi doanh nghiệp chật vật xoay xở tìm vốn, phải vay vốn với lãi suất cao ngất ngưởng. Tôi không hiểu họ đồng hành với doanh nghiệp ở góc độ nào?”, ông Kiêm đặt vấn đề.

Ông Trần Hữu Chinh, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần Ngoại thương và phát triển đầu tư TP.HCM (Fideco), cũng cho rằng năm qua vừa tiếp cận nguồn tín dụng khó, còn chịu thêm lãi suất cao, nên lợi nhuận cuối năm doanh nghiệp khó hiệu quả. Trong khi đó, do huy động với lãi suất hấp dẫn và cho vay lại với mức lãi suất an toàn, cục bộ giới ngân hàng hiệu quả, nhưng các thành phần kinh tế vay khác gặp khó khăn, nên chưa hài hoà trong nền kinh tế. Theo ông, sắp tới nếu lãi suất còn cao thì sẽ càng nhiều doanh nghiệp hạn chế đi vay, dự án nào bức bách lắm mới vay. Vì vậy, các dự án đầu tư sắp tới sẽ còn trì trệ, doanh nghiệp chưa dám làm các dự án mới đầu tư cho sản xuất, mở rộng kinh doanh... Họ sẽ vay mượn ngắn hạn, tập trung vào những dự án đang có, hạn chế vay dài hạn, điều này về lâu về dài không tốt cho tăng trưởng kinh tế.

Ông Cao Tiến Vị, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, cho biết vay ngân hàng vẫn là bài toán trước mắt mà công ty phải chấp nhận phụ thuộc, còn huy động cổ đông phải chờ thời điểm thích hợp. “Chúng tôi khó lập kế hoạch kinh doanh trong điều kiện biến động lãi suất hiện nay. Chiến lược của công ty trong năm qua và năm tới này là đảm bảo hoạt động công ty, đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân viên, không kỳ vọng lợi nhuận nhiều”, ông nói.

Theo chuyên gia kinh tế trưởng công ty chứng khoán Thăng Long Phạm Thế Anh, năm 2010 thị trường tiền tệ nhiều biến động và đây chính là một trong những cơ hội cho chính các ngân hàng. Ông Thế Anh phân tích, trong nền kinh tế tăng trưởng, cầu vốn luôn lớn hơn nguồn cung thì ngân hàng luôn “nắm đằng chuôi”. Do vậy, khi rủi ro thị trường tiền tệ gia tăng, các ngân hàng sẽ điều chỉnh chênh lệch lãi suất huy động – cho vay ở mức cao hơn bình thường, nghĩa là huy động thấp, cho vay cao. Khi đó, tăng trưởng tín dụng càng cao, ngân hàng càng lời lớn (tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2010 là 27%, một mức khá cao). Với những ngân hàng lớn, ngoài trực tiếp cho vay doanh nghiệp còn thu lời to từ việc mua trái phiếu chính phủ, đem thế chấp trên thị trường mở, đem nguồn vốn giá rẻ cho vay liên ngân hàng.

“Năm 2010, Chính phủ phát hành tới hơn 60.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ với lãi suất chỉ khoảng 10 – 11%, trong khi lãi suất liên ngân hàng có thời điểm lên tới 15%, thậm chí 20% nên một số ngân hàng lớn “ăn đủ”, ông Thế Anh nhận xét. Một số ngân hàng nhỏ vay vốn liên ngân hàng rồi cho vay lại doanh nghiệp. “Như vậy, những doanh nghiệp này đã phải gánh trên lưng hai lần lợi nhuận trực tiếp và gián tiếp của ngân hàng”, một chuyên gia tài chính nói.

Lợi nhuận so vốn sở hữu chủ không ca

Hoan hỉ công bố doanh thu, lợi nhuận, nhưng khi đặt vấn đề trách nhiệm chia sẻ với doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn, lãnh đạo một số ngân hàng thanh minh rằng bản thân họ cũng là doanh nghiệp, cũng phải chịu trách nhiệm trước cổ đông, nên phải tính toán sao cho kinh doanh có lời. “Mặt khác, nếu nhìn vào con số lợi nhuận tuyệt đối vài trăm tỉ đến vài ngàn tỉ đồng thì thấy lớn, nhưng nếu so lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (chỉ số ROA) của các ngân hàng là vài chục ngàn tỉ đồng thì tỷ lệ trung bình khối ngân hàng chỉ vào khoảng 1,5%, thấp hơn hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hiện nay”, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần lý giải.

Thảo Nguyễn - Hồng Sương ( SGTT)

# TAG
  • Share:
0 Comments write a comment
related news
Latest News
“Prosperous Spring - Lucky Red Gifting 2024” EVENT'S RESULT ANNOUNCEMENT 03-16-2024 | Company Activities

703 Views

0 comment

PRIVACY NOTICE 01-11-2024 | Term of Using

625 Views

0 comment

NOTICE OF CHANGE OF ADDRESS OF HOCHIMINH CITY REPRESENTATIVE OFFICE 12-29-2023 | Company Activities

1237 Views

0 comment

FEATURED NEWS
“Prosperous Spring - Lucky Red Gifting 2024” EVENT'S RESULT ANNOUNCEMENT 03-16-2024 | Company Activities

703 Views

0 comment

Announcement for the results of “Hai Loc Dau Xuan Nam 2022” 03-10-2022 | Company Activities

2065 Views

0 comment

NOTICE OF INVOICE ISSUANCE 12-14-2021 | Company Activities

2342 Views

0 comment

MOST VIEWED NEWS
Trade fairs not attractive to businessmen any more 03-09-2011 | Company Activities

22496 Views

0 comment

FPT IS installs ERP Oracle eBusiness Suite for Saigon Paper 05-29-2008 | Company Activities

16806 Views

0 comment

December 2011 Newsletter 12-06-2011 | Company Activities

12522 Views

0 comment

NEWS CATEGORY
BY YEAR