if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Ngày 23 tháng 06 năm 2008, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 147/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh doanh xăng, dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác.
Thông báo cho biết, ngày 04 tháng 6 năm 2008, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng: Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải đã họp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều hành kinh doanh xăng, dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác. Sau khi nghe báo cáo của các Bộ, cơ quan và đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
Giá cả vật tư, hàng hoá trên thế giới, nhất là xăng dầu, phân bón, thép tiếp tục biến động phức tạp, khó lường. Để bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và giao những nhiệm vụ cụ thể cho các bộ về điều hành kinh doanh xăng dầu và về điều chỉnh giá bán một số mặt hàng thiết yếu.
Đối với việc điều chỉnh giá bán một số mặt hàng thiết yếu, Thủ tường yêu cầu:
- Tiếp tục giữ ổn định đến hết năm 2008 giá các mặt hàng: điện, nước sạch và cước vận chuyển xe buýt công cộng; các mặt hàng khác thuộc danh mục các mặt hàng đang thực hiện chủ trương kiềm chế giá, doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý, phù hợp với quy định hiện hành, sau khi đã áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm thiểu tác động bất lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Các Bộ: Công Thương, Tài chính tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm soát giá thành; kiểm tra việc niêm yết và bán theo giá niêm yết; có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp nâng giá tuỳ tiện, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.
Tuy giấy không thuộc 14 mặt hàng thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh Giá, nhưng đây lại là mặt hàng rất quan trọng đối với xuất khẩu hàng hóa và mặt hàng nhậy cảm, nên các doanh nghiệp giấy cần chủ động tiết kiệm hơn nữa trong sản xuất, kiềm chế giá bán, chia lửa với các doanh nghiệp sản xuất bao bì, chia xẻ gánh nặng với các cơ quan báo chí với người tiêu dùng liên quan đến giấy in báo và giấy in & viết, cùng cả nước vượt qua những khó khăn gay gắt hiện nay.
VPPA
642 Views
0 comment
1152 Views
0 comment
642 Views
0 comment
2005 Views
0 comment
22376 Views
0 comment
16621 Views
0 comment