if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
(LĐ) - Sáng 27.10, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Trần Thanh Hải và Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) Châu Văn Thắng đã thừa ủy quyền của Tổng LĐLĐVN, về KCN Mỹ Xuân A, tỉnh BR-VT, để gắn biển công trình chào mừng Đại hội X - CĐVN tại Khu nhà lưu trú của CN Cty CP giấy Sài Gòn.
Cty CP giấy Sài Gòn từ năm 1997 chỉ là một cơ sở SX giấy do ông Cao Tiến Vị làm chủ. Năm 1998, ông Vị nhận thấy không thể làm ăn nhỏ lẻ đã thành lập pháp nhân Cty. Đến năm 2003, Cty phát triển mạnh mẽ, buộc ông Vị chuyển đổi thành mô hình Cty cổ phần để tăng vốn điều lệ lên 18 tỉ đồng.
Năm 2004, ông Vị - với tư cách Chủ tịch HĐQT - quyết định xây dựng Nhà máy giấy Mỹ Xuân ở KCN Mỹ Xuân A (BR-VT) với vốn đầu tư 450 tỉ đồng.
Những năm 2006, 2007, Cty CP giấy Sài Gòn liên tiếp tăng vốn điều lệ 3 lần lên đến 226 tỉ đồng. Hiện, sản phẩm của Cty chiếm 30% thị phần cả nước, đạt trên 10 giải thưởng dành cho các DN thương hiệu mạnh hàng đầu VN.
Trao đổi với PV, ông Vị cho biết: "Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng, giá thành sản phẩm, mà còn đặc biệt quan tâm sản phẩm đó được làm ra trong điều kiện môi trường lao động nào? NLĐ có bị ngược đãi?...".
Ông khẳng định: "Tôi đồng quan điểm với PGS.TS Lê Vân Trình (Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN) về việc DN cần thực hiện trách nhiệm xã hội, trước hết là với NLĐ của mình, bởi lẽ khi đã hội nhập kinh tế quốc tế thì hàng rào thuế quan sẽ dần bãi bỏ, lúc này trách nhiệm xã hội của DN trở thành hàng rào kỹ thuật lớn nhất trong cạnh tranh, dùng để xây dựng thương hiệu, bảo hộ hàng hóa trong nước".
Theo ông Huỳnh Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch CĐ nhà máy giấy: "Từ ngày đầu thành lập nhà máy, BGĐ Cty đặc biệt quan tâm đến số CNLĐ ngoại tỉnh với phương châm "an cư lạc nghiệp", nên đã đề nghị CĐ vào cuộc, quyết tâm đầu tư xây dựng khu lưu trú. Công trình khởi công cuối 2006, với kinh phí 18 tỉ đồng (kinh phí giai đoạn 1 gồm 10 tỉ đồng) nhằm mục đích gắn bó NLĐ lâu dài với Cty".
Đoàn công tác của các đồng chí Trần Thanh Hải và Châu Văn Thắng đã thăm khu lưu trú cao 5 tầng với 40 căn hộ khép kín, mỗi căn 45m2, trong đó có 8 căn hộ tập thể (mỗi căn chứa 6 đến 12 CN độc thân) và 31 căn hộ riêng dành cho các cặp vợ chồng CN. Mỗi căn gồm phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng ăn, nhà vệ sinh, được trang bị đầy đủ giường, tủ, bộ bàn ghế inox, bếp gas, tivi...
Chị Dương Thị Minh (quê Thanh Hóa) có chồng là anh Trần Đăng Khánh, làm CN kỹ thuật điện của nhà máy giấy, cho biết: "Trước khi được bố trí về đây, bọn em phải thuê nhà trọ. Với căn hộ tương đương thế này bọn em phải thuê ngoài trên 1 triệu đồng/tháng, chưa kể các chi phí điện, nước, rác thải... Còn ở đây chúng em không phải trả tiền thuê nhà.
Đã thế, CN còn được thể hiện quyền làm chủ của mình bằng việc trực tiếp tham gia ý kiến xây dựng bộ mặt khu lưu trú". Chúng tôi đã thăm toàn bộ khu lưu trú, có cả hệ thống PCCC, khu nhà để xe, khu vực phân loại rác thải sinh hoạt, khu công viên cây xanh, khu giải trí thể thao và một thư viện gồm nhiều loại sách kỹ thuật, báo chí... với đội ngũ trực bảo vệ 24/24. ông Cao Tiến Vị cho biết: "Giai đoạn 2, Cty sẽ xây một khu nhà trẻ để phục vụ CN".
Được biết, Cty CP giấy Sài Gòn vừa thuê một Cty nước ngoài về mở lớp đào tạo tác phong công nghiệp cho CN nhằm tiết kiệm nguyên phụ liệu, giảm công lao động và tăng năng suất lao động, với kinh phí 4 tỉ đồng.
Nguồn báo lao động P.V
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22496 Views
0 comment
16806 Views
0 comment