if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn (SGP) cho biết đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ cổ phần của Tập đoàn giấy Daio Paper Corporation (Nhật) - đối tác đã đầu tư vào SGP từ tháng 4-2011 đến tháng 8-2013. Trước thương vụ mua lại trên, 2 đối tác Nhật Bản sở hữu 48% cổ phần của SGP, trong đó Daio nắm 33,81% còn quỹ đầu tư Bridgehead trực thuộc Ngân hàng Phát triển Nhật Bản nắm giữ 14,49%.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm 5-9 về lý do Daio thoái vốn vào thời điểm này, Tổng giám đốc SGP, ông Cao Tiến Vị cho biết, Daio bán lại toàn bộ cổ phần cho SGP là do tập đoàn này đổi chủ sở hữu, nên đã thay đổi chiến lược đầu tư và chuyển nguồn lực từ thị trường Việt Nam về củng cố thị trường Nhật Bản.
“Trong 2 năm qua, hợp tác giữa SGP và Daio tiến triển tốt. Daio là đối tác lớn, chuyên nghiệp, có trách nhiệm trong việc đầu tư và thoái vốn. Việc rút vốn là ngoài mong muốn của họ...”, ông Vị nói.
Việc SGP mua lại Daio là một trong số những trường hợp hiếm hoi ở thời hậu sáp nhập, sau khi bán đi cổ phần, công ty Việt Nam mua lại cổ phần từ nước ngoài. Sau khi mua lại phần vốn của Daio, SGP đang làm thủ tục nâng vốn chủ sở hữu lên khoảng 1.000 tỉ đồng.
Hai cổ đông lớn của SGP là ông Cao Tiến Vị và ông Mai Hữu Tín đảm nhận lại các vị trí quản lý trong công ty. Theo đó, ông Tín đảm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị SGP còn ông Vị đảm nhiệm chức tổng giám đốc. Ông Tín hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư U&I và Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
Ông Mai Hữu Tín sở hữu 42,30%, tương đương 416 tỉ đồng vốn điều lệ sau khi tăng vốn. Ông Cao Tiến Vị và 2 quỹ đầu tư Bridgehead và BVIM cùng các cổ đông còn lại sở hữu 57,7%, gần 570 tỉ đồng vốn điều lệ.
Ông Vị cho biết, lợi nhuận trước thuế của SGP trong 7 tháng đầu năm đã tăng gần 60 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh ngành giấy đang gặp khó khăn, do lượng tồn kho của mặt hàng này đang tăng mạnh. Dự kiến trong năm 2014, SGP sẽ huy động vốn để tiếp tục đầu tư một chuyền xeo giấy tiêu dùng với công suất 28.000 tấn/năm nhằm khai thác lợi thế cơ sở hạ tầng sẵn có, nâng tổng công suất giấy tiêu dùng lên 74.440 tấn/năm.
Dự kiến doanh thu của SGP đến năm 2015 đạt 4.500 tỉ đồng và đến năm 2020 đạt 10.000 tỉ đồng khi 2 nhà máy chạy tối đa công suất nhằm đón đầu thị trường thế giới và trong nước hồi phục trở lại.
Sơn Nghĩa (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Ngành giấy vẫn gặp khó
Theo Bộ Công Thương, chỉ số tồn kho của ngành giấy tăng cao còn Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết hiện ngành sản xuất giấy trong nước chỉ chạy khoảng 80% công suất do tiêu thụ giảm.
Báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp thương mại 8 tháng đầu năm 2013 của Bộ Công Thương cho thấy doanh nghiệp ngành giấy đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm giấy nhập khẩu.
The Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu năm 2013, sản phẩm giấy nhập khẩu các loại đã tăng 20% so với cùng kỳ và chỉ số tồn kho của ngành giấy đã tăng 25,1% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, qua trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, con số giấy nhập khẩu tăng đến 20% của Bộ Công Thương có thể chưa chính xác. Ông cho rằng hiện tượng giấy tồn kho chỉ có thể ở các doanh nghiệp nhà nước (Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty Giấy Vĩnh Phú) nơi chiếm khoảng 8% tổng sản lượng ngành giấy còn lại đa phần doanh nghiệp giấy tư nhân chỉ sản xuất theo đơn hàng nên khó có chuyện để giấy tồn kho tăng cao đến vậy.
Trước đó, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết tình hình tiêu thụ giấy trong nước 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh; giấy tráng phấn cao cấp giảm 34,5%, giấy in báo giảm 29%, giấy tissue giảm 18% ...
Trong 6 tháng đầu năm 2013 có nhiều công ty giấy đã ngừng hoạt động tạm thời hoặc ngưng sản xuất hẳn, có cả làng nghề giấy hầu như không hoạt động, một số công ty cũng tuyên bố ngừng hoạt động. Thường các doanh nghiệp phải ngưng hoạt động có quy mô nhỏ (công suất dưới 10.000 tấn/năm), thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, chất lượng giấy thấp nên bán giá thấp.
Văn Nam
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22495 Views
0 comment
16806 Views
0 comment