if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh
Hiện nay, giấy tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến ở tất cả các gia đình, quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là người tiêu dùng không hề biết tiềm ẩn trong giấy sản xuất không đúng chất lượng là những ổ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo- Tổng thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam cho biết: Trong tổng số hơn 400 nhãn hiệu giấy tiêu dùng có trên thị trường hiện nay, trừ những doanh nghiệp sản xuất giấy tiêu dùng có tiếng, hầu hết các cơ sở sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh nhỏ lẻ trên thị trường đều không có quy trình khử mực, tẩy và rửa chuẩn hóa, vì vậy hàm lượng tạp chất, hóa chất sử dụng trong quá trình tẩy vẫn còn nguyên. Các cơ sở này mới chỉ hoàn thành việc tách rác và tẩy trắng bột, sau đó đưa đi sản xuất nên dư lượng hóa chất trên sản phẩm còn rất lớn, đặc biệt là clo.
Nhiều loại giấy tiêu dùng sản xuất theo kiểu thủ công, tận dụng nguyên liệu phế thải, giấy vụn rồi ngâm vào bể nước xút cho mục ra, sau đó dùng máy thủy lực nghiền nát thành bột. Để giấy trắng, người ta tẩy bột này bằng nước javel hoặc chất tiba phản quang. Từ bột này, qua một số công đoạn nữa như xeo, ép nước, sấy… sẽ được thành phẩm là giấy ăn, giấy vệ sinh...
Một tấn giấy phế liệu để làm ra thành phẩm cần 9 cân xút và 30- 40 lít javel tẩy trắng. Đối với giấy thơm, phải thêm một công đoạn nữa là phun hoá chất thơm lên mặt giấy. Nhờ vậy giấy có giá rẻ, dễ bán. Giấy càng trắng, càng thơm, càng phải dùng nhiều hóa chất nên giá thành thường đắt hơn các loại giấy xỉn màu hoặc không hương thơm.
Nếu xử lý đúng quy trình, lượng xút và javel trong giấy ăn thành phẩm hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng nếu vượt quá mức cho phép, lượng hóa chất tồn dư có thể gây kích ứng da và trở thành ổ bệnh về đường tiêu hóa như rộp môi, tiêu chảy… Đặc biệt, nếu dùng các loại giấy này thường xuyên hệ thống hô hấp và tiêu hóa của con người sẽ bị phá hủy đầu tiên. Nguy hiểm hơn, khi dùng giấy lau miệng, những hóa chất này sẽ xâm nhập vào cơ thể, về lâu dài có thể gây ung thư…
Người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình
Điều đáng lo ngại là hiện nay vấn nạn hàng nhái, hàng giả trong lĩnh vực giấy tiêu dùng đang ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng xấu tới nhà sản xuất và người tiêu dùng. Trong thời gian qua, nhiều nhãn hiệu lớn đã liên tục kêu cứu, báo động về tình trạng bị nhái- giả nghiêm trọng. Có nhiều sản phẩm bị nhái bao bì, hình thức gần giống hoàn toàn với hàng thật, giá bán gần tương đương nhưng bên trong là những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không đảm bảo được độ an toàn, chất lượng.
Ông Nguyễn Việt Đức- Giám đốc Công ty giấy Sông Đuống- cho biết: Hàng giả đang là vấn đề gây bức xúc cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hàng giả, hàng nhái thường không đảm bảo chất lượng, trong khi đó việc xử lý còn hạn chế, điều này đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất và lợi nhuận của công ty.
Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, cho biết: Hiện nay các sản phẩm giấy tiêu dùng bán trên thị trường không rõ nguồn gốc thường có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm có uy tín vì họ không chịu phí môi trường và thuế nên tránh được khoảng chênh lê%3ḅch đến 20% so với các nhà sản xuất chân chính. Hiện tại, công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy lớn, công suất lớn để giảm giá thành. Đồng thời tích cực chuyển tải thông tin đến các nhà phân phối để hướng dẫn người tiêu dùng nhâ%3ḅn biết hàng thâ%3ḅt, hàng giả để hạn chế các sản phẩm không có uy tín bán trên thị trường. Ông Vị cũng kiến nghị, Cục Sở hữu trí tuê%3ḅ và Hô%3ḅi Bảo vê%3ḅ người tiêu dùng cần xử lý mạnh tay đối với những cơ sở vi phạm nhãn mác, tránh tình trạng để phát sinh thực tế mới sửa là quá châ%3ḅm.
Trong thời gian qua, Hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong việc sản xuất hàng giả và vi phạm nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp giấy ăn, giấy vệ sinh của các thương hiệu lớn. Cụ thể là việc phát hiện 4 doanh nghiệp gồm các Công ty TNHH Ngọc Dương, Thành Hưng, Việt Ý, giấy Việt Nga (đều có trụ sở tại Bắc Ninh) đã nhái một số sản phẩm mang nhãn hiệu My Lan. Cơ quan chức năng đã tịch thu, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm nhái và xử phạt hành chính các cá nhân vi phạm. Ngoài ra, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội còn phát hiện nhiều cơ sở sản xuất giấy ăn kém chất lượng, nhái các nhãn hiệu giấy ăn cao cấp. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm kiểu dáng công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu chế tài và khung hình phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo, mặc dù Việt Nam đã có quy chuẩn giấy tiêu dùng nhưng chưa bắt buô%3ḅc áp dụng quy chuẩn này. Các doanh nghiê%3ḅp cần đăng ký đúng chất lượng, sản phẩm phải đạt quy chuẩn để tự bảo vệ chính mình. Còn người tiêu dùng thì cần tỉnh táo, lựa chọn những thương hiệu có tiếng được bán ở các siêu thị lớn… Ngoài ra người tiêu dùng nên dùng khăn ăn thay thế cho khăn giấy, bát đũa nên rửa sạch, phơi khô trước khi ăn. Giấy vệ sinh nên mua các loại giấy mịn, chất lượng cao và đã được kiểm soát độc chất…
802 Lượt xem
0 bình luận
1757 Lượt xem
0 bình luận
802 Lượt xem
0 bình luận
2902 Lượt xem
0 bình luận
42500 Lượt xem
0 bình luận