if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Những năm gần đây, các DN giấy ngày càng đưa ra thị trường nhiều sản phẩm giấy tiêu dùng (giấy ăn, giấy vệ sinh) có mẫu mã phong phú, đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, chất lượng giấy đang bị thả nổi cùng với nhận thức và thói quen lạm dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn của nhiều người đang trở thành nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Theo Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (VPA), năm 2010, tổng nhu cầu sử dụng giấy tiêu dùng (giấy vệ sinh, giấy cuộn, giấy cuộn lớn, khăn giấy, giấy hộp...) tại thị trường Việt Nam ước đạt 70.000 tấn. Bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 0,8kg giấy tiêu dùng/năm.
Thả nổi chất lượng
Ba năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng giấy tiêu dùng tăng vọt, năm 2013, cả nước sử dụng khoảng 3 triệu tấn giấy loại này. Trước nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất giấy cũng nở rộ, hiện Việt Nam có khoảng 500 DN và hộ cá thể sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giấy tiêu dùng, đáp ứng được khoảng 99% nhu cầu thị trường nội địa.
Tại các siêu thị, cửa hàng, đại lý, nhiều sản phẩm giấy tiêu dùng do các DN nội địa sản xuất được nhiều người biết đến như giấy An An, Bless you, Watersilk, Hà Nội… Tuy nhiên, bên cạnh những thương hiệu giấy được sản xuất bởi các DN lớn, đầu tư bài bản về công nghệ, vẫn còn nhiều sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.
Thống kê của VPA, hiện mới chỉ có 5 DN sản xuất giấy có chất lượng với hệ thống máy móc, công nghệ được đầu tư bài bản. Còn hầu hết, các cơ sở khác đều hoạt động ở quy mô nhỏ, do thiếu vốn nên thường sử dụng công nghệ sản xuất lỗi thời, sản xuất khoảng 40% giấy tiêu dùng phẩm cấp thấp.
Những sản phẩm giấy kém chất lượng thường được làm từ những nguồn nguyên liệu không được đảm bảo, kỹ thuật xử lý, tái chế cẩu thả tạo dư lượng hóa chất, chất bẩn và vi khuẩn trong giấy thành phẩm rất cao, khả năng gây dị ứng và những nguy cơ tiềm ẩn không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Không những thế, nhiều DN còn làm giả, làm nhái sản phẩm của thương hiệu có uy tín. Theo ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, gần đây, hiện tượng giấy giả lại rộ lên. Nhiều sản phẩm nhái nhìn giống tới 99%, dân trong nghề cũng khó phân biệt được.
Sản phẩm đa dạng là vậy nhưng đến nay hầu như chưa có những quy định quản lý chất lượng cụ thể nào dành cho sản phẩm này. Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký VPA, cho rằng người tiêu dùng đang thiếu thông tin hoặc đang ngộ nhận về giấy tiêu dùng, chất lượng và giá cả của các loại giấy. Trong đó nhiều người chưa phân biệt chính xác đâu là giấy ăn, đâu là giấy vệ sinh.
Nhận biết của người tiêu dùng vẫn theo thói quen từ việc chỉ dẫn của các DN như trên bao bì sản phẩm ghi tên giấy ăn hay vệ sinh. Hay đơn giản, họ thường phân biệt hai loại giấy qua hình dạng, giấy vuông, chữ nhật là giấy ăn, giấy vệ sinh là loại tròn có lõi hoặc không lõi. Hầu hết không mấy ai chú ý cụ thể về các chỉ tiêu chất lượng. Chính vì vậy, để tiết kiệm hiện tương dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn diễn ra rất phổ biển tại nhiều gia đình, hàng quán.
Người tiêu dùng cần thận trọng
Theo các chuyên gia, việc lạm dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn hết sức nguy hiểm. Vì thực tế, những tiêu chuẩn, quy định về sản xuất hai loại giấy này hoàn toàn khác biệt. Tiêu chí sản xuất giấy ăn nghiêm ngặt hơn giấy vệ sinh rất nhiều. Giấy ăn chỉ có thể sử dụng các nguyên liệu từ gỗ, các loại cỏ, trúc, còn giấy vệ sinh ngoài các nguyên liệu trên có thể sử dụng các sợi nguyên liệu thu hồi từ các loại giấy in, giấy phô tô, giấy tái chế.
Tuy nhiên, những quy định này ở Việt Nam đang bị buông lỏng. Hiện mới chỉ mới có "tiêu chuẩn Việt Nam" về định lượng và hình thức để phân loại giấy vệ sinh, giấy ăn (như độ bền kéo, khả năng thấm hút) còn hầu như chưa có những tiêu chuẩn quản lý chất lượng hoặc những quy định cụ thể dành cho các loại sản phẩm trên. Các tiêu chuẩn mới dừng lại ở mức khuyến khích các DN chứ không ép buộc như ở quy chuẩn hay hợp chuẩn hợp quy.
Theo các chuyên gia, giấy nguyên thủy thường có màu vàng ngà, độ trắng không cao. Tuy nhiên, vì thị hiếu thị trường của người tiêu dùng thích giấy trắng nên một số nhà sản xuất đã cho thêm chất huỳnh quang nhằm mục đích làm tăng sự phản quang của giấy, tức tăng độ trắng để giấy có độ sáng trắng, bắt mắt hơn. Chất này thường được đưa vào sau khi giấy đã được tẩy trắng bằng một số hóa chất khác.
Cách đây khoảng 10 - 20 năm, đây là hóa chất đặc biệt, chưa được dùng vào trong giấy. Nhưng gần đây nó được sử dụng khá bừa bãi trong sản xuất giấy do chưa được kiểm soát. Trên thế giới người ta cấm tuyệt đối không được cho chất tăng trắng, cụ thể là chất huỳnh quang, vào các loại giấy bao gói thực phẩm, giấy làm cốc đĩa ăn, giấy vệ sinh. Bởi các chất này có nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ người dân, trong đó không loại trừ ung thư.
Một chuyên gia trong ngành cho biết, để phát hiện chất huỳnh quang trong giấy, người dùng chỉ cần sử dụng đèn tia cực tím để kiểm tra. Nếu giấy có chứa chất huỳnh quang sẽ cho các sợi, tia màu phản quang trên giấy.
Trước thực trạng đáng báo động về chất lượng giấy như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng cần thận trọng hơn trong việc chọn lựa sản phẩm, chỉ chọn sản phẩm của những thương hiệu có uy tin. Đặc biệt không nên chọn loại giấy quá trắng. Với cơ quan chức năng, cần sớm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn chặt chẽ cho sản xuất giấy tiêu dùng, bên cạnh đó có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo thị trường giấy có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu chính đáng, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thu Hường
(Theo Thời báo kinh doanh)
801 Lượt xem
0 bình luận
1752 Lượt xem
0 bình luận
801 Lượt xem
0 bình luận
2902 Lượt xem
0 bình luận
42498 Lượt xem
0 bình luận