if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn là nhiệm vụ trọng tâm được Tổng cục Dạy nghề xác định trong năm 2011 và giai đoạn 2011-2015 đối với 63 tỉnh, thành trong cả nước. Việc xác định cụ thể những ngành nghề mũi nhọn trong giai đoạn 2011-2015, không chỉ giải quyết tình trạng khan hiếm lao động tay nghề cao mà còn là kênh thông tin quan trọng để các thí sinh trong mùa tuyển sinh 2011 lựa chọn được các ngành nghề phù hợp.
Năm 2011 được dự báo là năm có nhiều chuyển đổi trong công tác dạy nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ về kinh tế biển và công nghiệp. Việc dạy nghề sẽ chuyển từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang dạy nghề theo nhu cầu của thị trường và xã hội. Báo cáo định hướng phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020 của Sở Kế hoạch - Đầu tư nhận định: Nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2011 sẽ là nghề có liên quan đến kỹ thuật như: tự động hóa, cơ điện tử, cơ khí động lực, cảng biển. Tiếp theo là nhóm nghề điện tử, tài chính - ngân hàng, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, ngoại ngữ, kế toán, kiểm toán… Những ngành nghề này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động và định hướng phát triển mạnh về công nghiệp – cảng biển của tỉnh trong năm 2011 và những năm tiếp theo. Bởi, đã từ 3 năm nay, nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề thuộc các nhóm ngành nghề trên mỗi năm từ 900 đến 1.200 lao động.
Công ty Giấy Sài Gòn, KCN Mỹ Xuân A (huyện Tân Thành) là một ví dụ. Năm 2001, công ty cần tuyển 570 công nhân để vận hành 3 dây chuyền sản xuất của nhà máy 2. Mặc dù công ty thông tin rộng rãi tại các khu vực trọng điểm trong KCN, khu dân cư, đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng việc tuyển dụng chưa đạt yêu cầu đề ra. Ông Đặng Văn Nghĩa, giám sát nhân sự công ty cho biết: “Chưa bao giờ việc tuyển dụng lao động có tay nghề lại khó khăn như thời điểm hiện nay. Giải pháp mà Công ty Giấy Sài Gòn sử dụng là liên kết đào tạo. Nhưng vì các cơ sở đào tạo trên địa bàn chưa đáp ứng về chất lượng nên sau khi tuyển dụng công ty tiếp tục đào tạo lại, trực tiếp trên dây chuyền sản xuất, khoảng 5 tháng mới tiếp nhận công việc được”
Thiếu lao động là vậy, nhưng để thực hiện tốt việc đào tạo nghề theo đúng định hướng đã xác định không phải dễ. Theo báo cáo của ngành Lao động và ngành Giáo dục - Đào tạo, mặc dù đã rất nỗ lực nhưng tuyển sinh học nghề vẫn còn khó khăn. Một trong những lý do cơ bản là chưa có chính sách tiền lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề; nhận thức, tâm lý xã hội vẫn “sính” bằng cấp đại học. Chưa kể các trường đại học, cao đẳng hạ điểm sàn, mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo năm 2010 đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tuyển sinh trung cấp nghề, cao đẳng nghề”. Về vấn đề này, ông Lê Duy Cầu, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề tỉnh cho biết: “Năm 2011, Tổng cục Dạy nghề đang hướng tới hình thức liên kết chặt giữa các trường với doanh nghiệp, cùng hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ. Đối với những ngành nghề mũi nhọn, công nghệ cao, sẽ đào tạo theo hình thức đáp ứng hợp đồng đặt hàng. Theo đó, các doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra nhu cầu nguồn nhân lực của mình, tư vấn về yêu cầu mà một lao động cần có, để từ đó nhà trường có điều chỉnh trong đào tạo. Làm tốt được điều này thì không chỉ chấm dứt tình trạng đào tạo hàn lâm, xa rời thực tiễn mà còn bảo đảm về cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường”.
Bài, ảnh: Gia Khánh
Theo http://www.baobariavungtau.com.vn
878 Lượt xem
0 bình luận
1846 Lượt xem
0 bình luận
878 Lượt xem
0 bình luận
2970 Lượt xem
0 bình luận
42738 Lượt xem
0 bình luận