Làm giấy từ… phân bò
Thông tin thị trường
  • Tác giả:
  • 30-08-2013
  • Lượt xem: 18558
  • Chia sẻ:
Ý tưởng dùng phân bò để tái chế ra sản phẩm giấy thân thiện với môi trường (Poppy paper) của nhóm 5 sinh viên hai Trường ĐH KHXH&NV và ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đoạt được giải cao nhất tại cuộc thi ươm mầm các ý tưởng sáng tạo, tìm ra các giải pháp về kinh tế, môi trường “MasterMind 2013” do Trường ĐH Quốc tế tổ chức.
Nếu sản phẩm này được đón nhận và ứng dụng rộng rãi trên thị trường thì sẽ góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Sản phẩm thân thiện với môi trường
Ngô Ngọc Quỳnh Như (sinh viên Trường ĐH Quốc tế), thành viên của nhóm cho rằng, hiện các sản phẩm thân thiện với môi trường như chế phẩm sinh học, sản phẩm tái chế được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trên thế giới. Việc sử dụng các sản phẩm này ngày càng trở thành xu hướng chung nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm các nguồn nguyên liệu quý báu đang dần cạn kiệt.
Cũng theo Quỳnh Như, ở Việt Nam, giấy tái chế là mặt hàng được sử dụng khá nhiều trong các loại sản phẩm này. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu để sản xuất chúng đa phần từ các loại giấy đã qua sử dụng như giấy vệ sinh, giấy viết tập… Chưa có sản phẩm nào được sản xuất trực tiếp từ những nguyên liệu sinh học như rơm, hay chất thải của động vật ăn cỏ. Ý tưởng của nhóm cũng bắt đầu hình thành từ thực tiễn trên.
“Trên thực tế, nguồn cellulose còn sót lại trong phân bò sau quá trình tiêu hóa là tương đối nhiều, chiếm từ 30-40% khối lượng của phân. Vì cellulose là thành phần chính để làm giấy, do đó cả nhóm đã tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của các thầy cô để cho ra được sản phẩm đầu tiên”, thành viên Vũ Thị Huyền Trang mô tả về quá trình hình thành sản phẩm.
Thuận lợi của nhóm là được sự cố vấn từ giảng viên ngành công nghệ sinh học Trường ĐH KHTN TP.HCM Phạm Nguyễn Duy Bình. Khi bắt tay vào thực tế, nhóm cũng không tránh khỏi những khó khăn lớn như: Phải đảm bảo được chất lượng thực tiễn giống với chất lượng phòng thí nghiệm, quản lý được chuỗi sản xuất, rào cản tâm lý người dùng…
Khó khăn cụ thể hơn khi ý tưởng thực hiện mô hình một ngôi trường ĐH từ giấy (Poppy paper) của nhóm thất bại vì toàn bộ mô hình đã không thể kết dính được với nhau do… đo sai kích cỡ. Do đó, cả nhóm đã bỏ thời gian làm việc cật lực hơn, có những hôm thức đến 2-3 giờ sáng để miệt mài thực hiện ý tưởng. Khi gặp khó khăn, các thành viên tìm đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của một số anh chị làm trong ngành giấy hay các giảng viên.
Tại vòng chung kết, sản phẩm của nhóm được Ban giám khảo đánh giá cao nhờ tính khả thi trong khi vốn đầu vào thấp lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc. “Tụi em dự định sẽ đem ý tưởng này đi đến các cuộc thi về kinh doanh khác nữa để nâng cao thêm kinh nghiệm và hoàn thiện hơn sản phẩm trước khi đưa vào thực tế, như Tuần lễ Khởi nghiệp của Start-up Network chẳng hạn…”, thành viên Trần Thanh Minh Tuyền cho biết.
Thay đổi thói quen tiêu dùng
Khó khăn lớn nhất đối với bất kỳ dự án của sinh viên chính là việc hiện thực hóa ý tưởng vào thực tế. Chính vì vậy trong suốt giai đoạn này, nhóm cũng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu của thị trường đối với dòng sản phẩm giấy tái chế cũng như khảo sát thêm yếu tố tâm lý người tiêu dùng đối với sản phẩm này.
Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới như Malaysia, Myanmar, Sri Lanka… đã sản xuất thành công những sản phẩm giấy từ phân voi, phân bò hay phân trâu để làm đồ lưu niệm, mỹ nghệ nhằm phục vụ cho quảng bá du lịch. Ở Việt Nam, người tiêu dùng còn khá dè dặt vì một số khía cạnh như tính an toàn, chất lượng và giá thành của sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm sinh học tái chế đều phải trải qua một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được đưa ra thị trường. Ngoài ra, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên sản xuất sản phẩm này, việc “sinh sau đẻ muộn” cũng đem đến lợi thế an toàn đối với sản phẩm khi áp dụng công nghệ sản xuất tương đương.
“Trở ngại lớn nhất chính là tâm lý ưa chuộng những sản phẩm quen thuộc ở người tiêu dùng, ít hào hứng đón nhận những dòng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm tái chế. Tuy nhiên, qua sản phẩm của mình, chúng em thực sự mong muốn tạo được một xu hướng tiêu dùng mới đối với hàng hóa tái chế, không chỉ riêng trong ngành giấy, mà còn với nhiều ngành công nghiệp khác”, thành viên Nguyễn Võ Thanh Hoàng cho biết.
                                                                           Bài, ảnh: Mê Tâm (Báo Giáo dục)
# TAG
  • Chia sẻ:
0 bình luận Viết bình luận
tin liên quan
Tin mới nhất
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

189 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ 11-01-2024 | Điều khoản sử dụng

858 Lượt xem

0 bình luận

tin nổi bật
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

189 Lượt xem

0 bình luận

Thông báo kết quả trúng thưởng chương trình “Hái Lộc Đầu Xuân Năm 2022” 10-03-2022 | Tin Tức Công Ty

2377 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN 14-12-2021 | Tin Tức Công Ty

2708 Lượt xem

0 bình luận

tin được xem nhiều nhất
Ngành giấy tăng trưởng mạnh 07-11-2013 | Thông tin thị trường

65567 Lượt xem

0 bình luận

Nguyên liệu ngành giấy: Thiếu nhưng vẫn lãng phí 29-11-2010 | Thông tin thị trường

41055 Lượt xem

0 bình luận

Lựa chọn xanh vì cuộc sống tốt đẹp hơn. 24-11-2011 | Hoạt động công ty

30143 Lượt xem

0 bình luận

tin theo danh mục
TIN TỨC THEO NĂM