if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Bà Rịa - Vũng Tàu đang hướng đến việc ưu tiên sử dụng năng lượng tái chế, dần loại bỏ biện pháp chôn lấp chất thải gây lãng phí tài nguyên và năng lượng, đề cao các giải pháp xử lý chất thải thân thiện với môi trường.
Tiết kiệm và thân thiện với môi trường
Theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường, hiện trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp ứng dụng và vận hành hiệu quả việc tái tạo năng lượng từ chất thải là: Công ty TNHH Hà Lộc, Công ty CP Môi trường Sao Việt và Công ty TNHH MTV Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân. Những nhà máy này đều có chung mục tiêu tái chế các chất thải có nguồn gốc dầu thành dầu FO và chế biến các chất thải có nhiệt lượng cao, phế phẩm nông nghiệp, chất thải sinh hoạt và công nghiệp thành năng lượng cung cấp cho các lò đốt công nghiệp, các nhà máy điện, thép, xi măng…
Nằm trong Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (huyện Tân Thành), Công ty CP Môi trường Sao Việt có tổng vốn đầu tư 75 tỷ đồng, hoạt động từ năm 2011. Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Sao Việt có diện tích 2,6ha, công suất xử lý giai đoạn 1 là 20.000 tấn/năm, sử dụng công nghệ lò đốt FSI-1000. Cùng với công nghệ này, Công ty CP Môi trường Sao Việt còn sử dụng các công nghệ chưng cất dung môi, tái chế nhựa, bao bì, dầu thải, bê tông hóa chất thải rắn thành những sản phẩm có khả năng sử dụng.
Cũng nằm trong khu xử lý chất thải tập trung 100ha xã Tóc Tiên, Công ty TNHH Hà Lộc đầu tư nhiều loại máy móc, thiết bị phục vụ việc tái chế năng lượng nhằm biến những chất thải thành những sản phẩm có khả năng sử dụng. Nhà máy hiện có 2 lò đốt và 5 lò tái chế hoạt động theo quy trình khép kín. Trong đó, 5 lò tái chế của nhà máy hiện nay có công suất 1.500 tấn/tháng, nhằm tái chế các loại chất thải nguy hại; biến chất thải lỏng (cặn dầu) thành dầu FO để sử dụng cho việc vận hành máy móc và đội tàu vận tải của Công ty TNHH Hà Lộc.
Chất thải cũng là tài nguyên
Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, ngoài việc làm giảm gánh nặng ô nhiễm môi trường, việc tái chế chất thải thành năng lượng còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, đầu tư vào lĩnh vực tái tạo năng lượng từ chất thải là việc làm cần được khuyến khích, hỗ trợ vì chất thải cũng là một nguồn tài nguyên cần được khai thác.
Cuối tháng 8 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng) đã báo cáo UBND tỉnh đề án “Áp dụng công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm chọn giải pháp công nghệ tiên tiến và phù hợp để xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh, hạn chế tối đa việc chôn lấp, tránh lãng phí tài nguyên đất đai và ô nhiễm môi trường. Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó giám đốc Trung tâm, lợi ích ròng của công nghệ đốt hỗn hợp khoảng hơn 400 ngàn đồng/tấn, thấp hơn so với công nghệ khí hóa. Mặt khác, lợi nhuận của công nghệ đốt hỗn hợp còn đạt hơn 230 ngàn đồng/tấn và cũng không cần đến công đoạn tiền xử lý như công nghệ khí hóa.
Theo đó, Trung tâm đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn cho Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2020-2025 là đốt kết hợp phát điện. Nếu áp dụng công nghệ đốt kết hợp sản xuất điện, công suất chôn lấp sẽ giảm được từ 90-95% so với công nghệ chôn lấp thông thường, qua đó dành nhiều quỹ đất hơn cho phát triển đô thị. Điều này cho thấy, chính sách xử lý chất thải của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hướng đến việc dần loại bỏ biện pháp chôn lấp gây lãng phí về đất, tài nguyên và năng lượng, đề cao các giải pháp xử lý - tái chế chất thải thành các sản phẩm có ích.
QUANG VŨ (Báo Bà Rịa Vũng Tàu)
876 Lượt xem
0 bình luận
1844 Lượt xem
0 bình luận
876 Lượt xem
0 bình luận
2970 Lượt xem
0 bình luận
42737 Lượt xem
0 bình luận