if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Hiện nay thị trường giấy rất đa chủng loại và phức tạp. Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, thị trường Việt Nam hiện có khoảng 432 nhãn hiệu giấy tiêu dùng, chưa kể loại không có nhãn hiệu. Chính sự đa dạng này khiến thị trường giấy vừa phong phú, vừa phức tạp, cơ quan chức năng khó kiểm soát,
Thật giả, tốt xấu khó phân!
Công ty Giấy Sài Gòn (TP.HCM) mới đây đã gửi đơn khiếu nại lên Cục Sở hữu trí tuệ, với nội dung Công ty TNHH SX và TM - Dịch vụ Xuất nhập khẩu Thái Hòa nhái mẫu mã 3 loại giấy tiêu dùng của mình, có tên nhãn hiệu giấy Sài Thành. Ông Nguyễn Quốc Thúc, Phó Tổng Giám đốc Nguồn nhân lực & Phát triển Năng lực hệ thống Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn, cho biết nhãn hiệu hàng hóa của công ty đã đăng ký tại Cục SHTT.
Thế nhưng thật trớ trêu, công ty Thái Hòa cũng trưng ra 3 giấy chứng nhận của Cục Bản quyền tác giả về việc là chủ hợp pháp của 3 mẫu bao bì Giấy Sài Thành. Ông Bùi Đình Uyên Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thái Hòa, khẳng định: “Chúng tôi chẳng có gì sai cả. Chúng tôi chẳng tìm thấy điểm giống nhau nào giữa hai nhãn hiệu của hai công ty”.
Trên đây chỉ là câu chuyện mà các công ty đã có đăng ký tại cơ quan quản lý. Còn lại, trên thị trường nhan nhản các loại giấy giả, giấy nhái, giấy “na ná” nhau, trong khi đó không có ai hướng dẫn cho người tiêu dùng.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, cho rằng một trong những vấn đề đặc biệt quan tâm là những loại giấy được sản xuất từ nguyên liệu, công nghệ không đạt yêu cầu, không bảo đảm vệ sinh, sẽ ảnh hưởng an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
Để có một sản phẩm giấy ăn đạt tiêu chuẩn phải có một dây chuyền công nghệ đầy đủ, nhưng đa số các cơ sở nhỏ làm hàng giả, hàng nhái thường bỏ qua các công đoạn. Giấy phế thải được thu gom về, xay nhuyễn, không qua khâu tách mực, tạp chất, mà đưa xút, javel, flo vào ngâm để tấy trắng.
Đó là giấy sản xuất trong nước, còn lại một phần cũng rất lớn hiện nay các cơ sở nhập “xeo” giấy (giấy thành phẩm ra nguyên cuộn lớn) từ Trung Quốc về xén nhỏ theo kích cỡ và mang đi bán. Chủ một cơ sở kinh doanh giấy vệ sinh, giấy ăn ở quận 7 TP.HCM, cho biết, đa số giấy nhập từ Trung Quốc chỉ là cuộn trắng, không có nhãn mác bao bì, không biết xuất xứ.
Bên trong một xưởng sản xuất giấy.
Bệnh sinh từ giấy
Chính từ cách làm này mà giấy được bán ra rất rẻ. Tuy nhiên các chất này vẫn tồn trại trong giấy khi đưa ra sử dụng và rất độc hại. Thông thường người tiêu dùng không có kiến thức, cứ cho rằng giấy nào trắng là tốt, nên chọn loại giấy bị tẩy bởi hóa chất này. Đa số giấy nhập từ Trung Quốc cũng trắng, dẻo, thơm, nên cũng được ưa chuộng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Duy Hưng, Tổng hội Da liễu VN, các chất hóa học trên là chất độc cực mạnh, khi sử dụng phải tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt và tránh tiếp xúc với da, mắt. Nếu sử dụng sai quy định, sẽ gây ra các phản ứng phụ trên da, trên miệng, mắt, như nổi mẩn, phù nề, tiết dịch…
Một trong những nguy hiểm nữa là người tiêu dùng không có kiến thức, nên vẫn dùng giấy vệ sinh làm giấy ăn. Hiện nay đa số các cuộn giấy tròn là giấy vệ sinh dùng trong toilet, nhưng các quán ăn, đặc biệt là quán cơm bình dân vẫn đưa ra để khách lau chén đũa, lau miệng.
Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, cho biết, các loại giấy sản xuất từ dây chuyền cũ kỹ lạc hậu, nguyên liệu không bảo đảm, không xử lý tốt, tái chế cẩu thả nên dư lượng hóa chất, chất bẩn và vi khuẩn còn tồn tại trong giấy rất cao. Các loại giấy này có thể gây các bệnh đường ruột, tiêu chảy, thậm chí gây ung thư.
Các loại giấy tẩy trắng bằng xút, hóa chất cũng rất bở, nhanh phân rã, khi dùng bột giấy sinh ra nhiều. Nhất là giấy vệ sinh, nếu dùng làm giấy ăn, khi ăn hoặc hít phải bột giấy này sẽ gây ra những bệnh cho đường tiêu hóa, hô hấp và nhiều biến chứng khó lường trước.
Người tiêu dùng không có kiến thức vẫn dùng loại giấy vệ sinh này làm giấy ăn.
Thực tế giấy này sẽ sinh ra nhiều bệnh khi sử dụng.
Tự bảo vệ?
Theo công ty Giấy Sài Gòn (Saigon Paper), hiện nay mới chỉ có “tiêu chuẩn Việt Nam” về định lượng và hình thức để phân loại giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn giấy, còn lại hầu như chưa có những tiêu chuẩn quản lý chất lượng hoặc những quy định cụ thể dành cho lĩnh vực sản phẩm này. Từ đó việc có thể phân định những sản phẩm an toàn hoặc có biện pháp ngăn trừ với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, giúp thị trường được minh bạch, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khó thực hiện.
Chính điều này gây khó khăn rất lớn cho cơ quan chức năng như Quản lý thị trường, cơ quan bảo vệ vệ sinh môi trường… trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng và quá trình sản xuất kinh doanh ngành giấy. “Không có tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể nên dù biết là cơ sở bị vi phạm nhưng cơ quan chức năng cũng khó bắt, khó phạt”, ông Bảo nói.
Luật gia Phan Thị Việt Thu cho rằng trong bối cảnh chưa rõ ràng và chưa quản lý tốt như hiện nay, điều cốt yếu trước tiên là người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, phải tìm hiểu và biết phân biệt để sử dụng đúng.
Trả lời câu hỏi trước tình trạng giấy giả, giấy kém chất lượng tràn lan, người tiêu dùng làm thế nào để sử dụng được sản phẩm đạt yêu cầu, ông Bảo cho rằng chỉ nên chọn sản phẩm của những thương hiệu lớn. Tuy nhiên, oái oăm thay, chính những thương hiệu lớn mới thường xuyên bị làm giả, làm nhái!
Chính điều này đặt ra vấn đề, việc đưa ra các quy định để nhanh chóng đưa lĩnh vực sản xuất kinh doanh giấy vào quản lý là cần thiết. Hiện nay, với một lĩnh vực bị bỏ ngỏ như thế này, người tiêu dùng bị tổn hại, còn nhà nước vừa không quản lý được, vừa thất thu lớn.
Đặng Vỹ
874 Lượt xem
0 bình luận
1842 Lượt xem
0 bình luận
874 Lượt xem
0 bình luận
2968 Lượt xem
0 bình luận
42736 Lượt xem
0 bình luận