if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Hiện nay với nhiều nhà kinh doanh, ưu thế của quyền được sử dụng logo HVNCLC gắn liền với lợi nhuận và những con số phần trăm doanh thu, thị phần tăng rõ rệt. Một công ty may có doanh thu năm vừa qua trên 500 tỉ đồng đã lên dự án “mở” (không hạn chế chi phí để nếu cần dùng luôn chi phí cho khuyến mãi năm 2005) để khuyếch trương thương hiệu và tạo ấn tượng vớI người tiêu dùng nội địa trong năm 2004 này,sao cho mục tiêu cuối cùng phải đạt được là “danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC)”.
Lần đầu tiên năm 2003 được nhận danh hiệu HVNCLC, chủ nhãn hiệu dầu gió Kim Chuông vẫn chưa hiểu hết giá trị của nó. Nhưng sau khi danh sách các doanh nghiệp được công bố, nhiều thương nhân, Việt kiều từ Mỹ tìm đến tham quan cơ sở, đặt mua các lô hàng dầu gió đầu tiên mang qua Mỹ bán là ông Vương Thoại Phan, giám đốc công ty nhận ngay ra cơ hội đang đến.
Giá trị thương hiệu mở thị trường Với chất lượng tốt, có giá rẻ hơn, thương hiệu dù chỉ mớI phổ biến ở Việt Nam, nhưng nhờ giá trị của mặt hàng được người tiêu dùng nội địa tín hiệm bình chọn, ông Phan đã tìm được các hợp đồng lớn xuất khẩu cả container dầu gío Kim Chuông sang Mỹ. Đồng thời, theo chân các hội chợ HVNCLC mở ở các tỉnh, Kim Chuông mở thêm hàng loạt đại lý mới ở các tỉnh và tỏa hàng lan ra hàng trăm chợ lớn nhỏ trên toàn quốc. Tương tự như vậy, nhiều đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng với chất lượng tốt như mỹ phẩm Mỹ Hảo, cân Nhơn Hòa, áo mưa Rando, quạt máy Bình Đông… đã có cơ hộI khuếch trương tên tuổi ở các tỉnh thành trên cả nước và đưa những lô hàng nước tẩy rửa, cân, quạt… ra thị trường các nước Trung Đông, Thái Lan, Myanmar, Malaysia… Ông Lương Vạn Vinh, giám đốc công ty Mỹ Hảo nói: ”Công ty nhận được nhiều bằng khen, huy chương, nhiều danh hiệu nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt chính là danh hiệu HVNCLC”.
Thương hiệu HVNCLC còn là công cụ đẩy tốc độ tăng trưởng của các nhà kinh doanh lên cao. Như ở công ty giấy Sài Gòn, năm 2004 này là lần thứ hai công ty được bình chọn là hàng VNCLC. Đi kèm với danh hiệu, kết quả kinh doanh đã tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trong năm 2003 là 30% và năm 2004 này dự kiến trên mức 30%. Ông Cao Tiến Vị, giám đốc công ty giấy Sài Gòn nói: “Danh hiệu HVNCLC mang lại cho nhà kinh doanh thuận lợi rất lớn khi muốn mở rộng mạng lưới phân phối, chỉ cần hàng hóa có gắn logo chữ V có ngôi sao là càho hàng đến đâu các đại lý gật đầu mua đến đó. Nhưng nó cũng gây áp lực rất nặng nề vì phải đảm bảo giữ mức chất lượng và đẩy mạnh sản xuất theo kịp đà mở rộng thị trường”. Nỗi niềm mất danh hiệu Điều mà những doanh nghiệp đã từng đạt danh hiệu HVNCLC năm trước, năm sau không đạt cảm nhận mới thật sự là vấn đề. Ông Vương Thoại Phan, chủ nhãn hiệu dầu gió Kim Chuông nói: “Không chỉ buồn, mà mình còn bị bạn hàng, bạn bè chất vấn đủ điều. Có khách hàng ở nước ngoài trở nên nghi ngờ, họ lập tức đặt dấu hỏi: “Chất lượng dầu Kim Chuông có vấn đề gì hay không mà không còn được coi là HVNCLC.” Và theo ông Phan, chỉ những doanh nghiệp đã từng được người tiêu dùng bình chọn vào HVNCLC, hiểu được giá trị lợi thế của danh hiệu thì khi “bị rớt” mới thấm thía hết những giá trị vô hình của nó. Chính vì điều này, nên những doanh nghiệp đang cạnh tranh giành thị phần tiêu thụ nội địa hiện nay luôn nhắc nhau: có đã tốt, nhưng có rồi để mất càng nguy hiểm hơn. Ở một công ty kinh doanh và sản xuất quần áo thời trang may sẵn, cách đây một năm không được bình chọn vào danh sách các HVNCLC, từ giám đốc đến nhân viên và cả đội ngữ thiết kế đều bị “căng thẳng suốt cả năm”. Liên tiếp hàng loạt cuộc họp cùng với kiểm điểm; chấn chỉnh lại mạng lưới phân phối, lên kế hoạch tuyển người mới, thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh..., đến năm sau được người tiêu dùng bình chọn lại, cả đơn vị thở phào. Ông giám đốc đã nói: “Khi mất danh hiệu, chúng tôi hiểu ra mình đã quá chủ quan và người tiêu dùng không còn ủng hộ nhãn hiệu như trước nữa. Năm đó, kết quả kinh doanh giảm thấy rõ, chúng tôi càng thấm thía giá trị của một thương hiệu, khi nó sống trong niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam thì mới có chỗ trụ vững chãi để vươn lên cạnh tranh ở nước ngoài”. “Đi vào tương lai cùng thế giới” Ông Lương Vạn Vinh cho biết: “Không chỉ trong giới thương nhân người Việt, người Hoa mà các nhà kinh doanh từ Âu, Mỹ hiện nay khi đi tìm khách hàng trong nước thì biểu tượng logo hình chữ V là một trong những yếu tố được họ lưu tâm nhiều nhất”. Theo phân tích của một chuyên viên, một sản phẩm tiêu dùng tốt trước hết nó phải được người tiêu dùng tại địa phương tín nhiệm. Và trong số hàng loạt các tiêu chí xác định độ tín nhiệm này thì danh hiệu HVNCLC có giá trị ở những cơ sở điều tra xã hội học một cách khách quan và trung thực. Xem danh hiệu HVNCLC như một điểm tựa, công ty giấy Sài Gòn đã quyết định đầu tư hơn 10 triệu USD mở nhà máy sản xuất các loại giấy dùng cho nhu cầu cá nhân, vệ sinh để tạo năng lực sản xuất mạnh hơn, chất lượng ổn định hơn vừa giữ được danh hiệu, vừa phát triển thị trường tiêu thụ tốt hơn.
Ông Cao Tiến Vị, giám đốc công ty tự tin khi cho rằng: “Từ chỗ đứng sau hàng loạt công ty khác, chúng tôi đã học cách tiếp thị mới và dựa vào danh hiệu HVNCLC để vươn lên đứng thứ hai trong ngành sản xuất kinh doanh giấy vệ sinh ở Việt Nam. Dám đầu tư lớn, chúng tôi hy vọng sẽ thắng lớn chiếm lĩnh thị phần Việt Nam và tìm cơ hội sang các nước lân cận như Lào, Campuchia...”. Cho đến nay đã có nhiều mặt hàng tiêu dùng Việt Nam mang logo hình chữ V được ban đi khắp thế giới qua nhiều kênh khác nhau. Cơ hội đưa hàng Việt ra thế giới dường như đang đến gần hơn với những thương hiệu gắn liền với danh hiệu HVNCLC, nếu các doanh nghiệp chịu khó đầu tư nghiêm túc để tận dụng cơ hội này.
MINH THÀNH
804 Lượt xem
0 bình luận
1760 Lượt xem
0 bình luận
804 Lượt xem
0 bình luận
2904 Lượt xem
0 bình luận
42502 Lượt xem
0 bình luận