Giấy trắng quá dễ gây hại cho người
Thông tin thị trường
  • Tác giả:
  • 23-10-2011
  • Lượt xem: 20323
  • Chia sẻ:

Những loại giấy rất trắng thường chứa huỳnh quang, vì thế nếu dùng để bao gói thực phẩm thì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người, nếu là giấy viết thì dễ gây mỏi mắt.

Tiến sĩ Đặng Văn Sơn, Phó trưởng phòng Kỹ thuật, Tổng Công ty giấy Việt Nam cho hay, chất huỳnh quang được sử dụng trong giấy nhằm mục đích khiến mắt thường nhìn vào có cảm giác giấy trắng hơn. Chất này thường được đưa vào sau khi giấy đã được tẩy trắng bằng một số hóa chất khác.

Một chuyên gia xin giấu tên làm trong ngành giấy cho biết, giấy nguyên thủy có màu vàng ngà, độ trắng không cao. Tuy nhiên, vì thị hiếu thị trường của người tiêu dùng thích giấy trắng, giấy đẹp nên một số nhà sản xuất đã cho thêm chất huỳnh quang nhằm mục đích làm tăng sự phản quang của giấy, tức tăng độ trắng. Lúc này, nhìn bề ngoài giấy trắng hơn.

 "Cách đây khoảng 10 - 20 năm đây là hóa chất đặc biệt, chưa được dùng vào trong giấy. Nhưng gần đây nó được sử dụng khá bừa bãi trong sản xuất giấy do chưa được kiểm soát", vị chuyên gia nói

 "Trên thế giới người ta cấm tuyệt đối không được cho chất tăng trắng, cụ thể là chất huỳnh quang, vào các loại giấy bao gói thực phẩm, giấy làm cốc đĩa ăn, giấy vệ sinh. Bởi các chất này có nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ người dân, trong đó không loại trừ ung thư".

 Tiến sĩ Đặng văn Sơn cũng cho biết thêm, chất tăng trắng thường được dùng với hàm lượng nhỏ, như 1 tấn nguyên liệu chỉ cần 1 kg. Tuy nhiên, vấn đề là nguồn gốc xuất xứ hóa chất đó từ đâu, đã được đánh giá chỉ tiêu an toàn hay chưa. Riêng hóa chất tẩy trắng cũng có rất nhiều loại, chất lượng, tác hại khác nhau, rất khó kiểm soát. Vì thế, giấy càng trắng càng có nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng hơn.

 Đừng ham giấy trắng

 Theo các chuyên gia, giấy bao gói sản phẩm, làm cốc, đĩa đựng thức ăn, giấy vệ sinh không được sử dụng chất huỳnh quang do chất này tác động đến sức khoẻ người tiêu dùng. Cụ thể, khi bao gói hay đựng thức ăn, chất huỳnh quang sẽ thôi ra ngấm vào thức ăn. Giấy vệ sinh, luôn được dùng để lau vào các nơi da mỏng, nhạy cảm của cơ thể, nên chất này cũng tác động đến cơ thể.

Riêng các loại giấy như giấy vở học sinh, giấy photo dùng chất tăng trắng hoặc giấy được tẩy trắng cũng có những tác hại nhất định. Ví dụ, vở học sinh trắng sẽ khiến mắt học sinh kém do phản xạ ánh sáng gây lóa, góc nhìn hạn chế. Trường hợp sử dụng các loại giấy này để gói thức ăn nguy cơ độc càng cao do thôi nhiễm hóa chất vào thức ăn.

Để phát hiện chất huỳnh quang trong giấy, người dùng chỉ cần sử dụng đèn tia cực tím để kiểm tra. Nếu giấy có chứa chất huỳnh quang sẽ cho các sợi, tia màu phản quang trên giấy.

 Tiến sĩ Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội nhấn mạnh rằng, ở nước ta hiện chưa có quy định về việc cấm hay hạn chế chất huỳnh quang cũng như các chất có mạch vòng trong ngưỡng an toàn nào. Trong khi các chất này gây ra nguy cơ ung thư cho người tiếp xúc nhiều. Vì thế, các cơ quan chức năng cần xem xét, nghiên cứu để kiểm soát chặt chẽ hơn.

Kiến thức (vnexpress.net)

# TAG
  • Chia sẻ:
0 bình luận Viết bình luận
tin liên quan
Tin mới nhất
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

873 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ 11-01-2024 | Điều khoản sử dụng

1369 Lượt xem

0 bình luận

tin nổi bật
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

873 Lượt xem

0 bình luận

Thông báo kết quả trúng thưởng chương trình “Hái Lộc Đầu Xuân Năm 2022” 10-03-2022 | Tin Tức Công Ty

2968 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN 14-12-2021 | Tin Tức Công Ty

3421 Lượt xem

0 bình luận

tin được xem nhiều nhất
Ngành giấy tăng trưởng mạnh 07-11-2013 | Thông tin thị trường

68556 Lượt xem

0 bình luận

Nguyên liệu ngành giấy: Thiếu nhưng vẫn lãng phí 29-11-2010 | Thông tin thị trường

42736 Lượt xem

0 bình luận

Lựa chọn xanh vì cuộc sống tốt đẹp hơn. 24-11-2011 | Hoạt động công ty

31652 Lượt xem

0 bình luận

tin theo danh mục
TIN TỨC THEO NĂM