if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
I. BỐI CẢNH CHUNG
* Kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng từ cuối năm 2007, bắt đầu từ sự đổ vỡ của hệ thống cho vay cầm cố và thị trường bất động sản tại Mỹ, sau đó lan sang các khu vực và quốc gia khác trên thế giới. Hậu quả của cuộc suy thoái này làm rung động thị trường tài chính toàn cầu, cũng như gây ra sự đổ vỡ thị trường bất động sản tại hầu hết các nước, làm cho kinh tế thế giới rơi vào đợt suy thoái trầm trọng nhất kể từ đợt suy thoái vào những năm 30 của thế kỷ trước.
Tuy hiện nay, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đã có sự phục hồi và phát triển trở lại nhưng chưa thực sự vững chắc. Trong khi khu vực đồng tiền chung châu Âu (EURO ZONE) lại đang bước vào giai đoạn nguy hiểm với nguy cơ phá sản công tại một loạt quốc gia như Hy Lạp, Tây Ban Nha… và chắc chắn sẽ không thể được khắc phục sớm. Thêm vào đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang có sự phát triển nhanh chưa từng thấy là Trung Quốc cũng đã bắt đầu có những dấu hiệu bất ổn với tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, kèm theo nguy cơ lạm phát cao và đổ vỡ của thị trường bất động sản, cùng với những bất ổn xã hội đang tăng lên… Tất cả đang cho thấy một tương lai khá ảm đạm của kinh tế toàn cầu trong tương lai gần, mà theo dự báo của nhà kinh tế học hàng đầu thế giới giáo sư Paul Krugman (chủ nhân duy nhất của giải Nobel kinh tế 2008), người đã dự báo chính xác thời điểm của đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua vào năm 2007 – thì Kinh tế toàn cầu có nguy cơ rất cao tiếp tục rơi vào cuộc khủng hoảng và suy thoái lần hai (có thể còn nặng hơn đợt 2008) vào khoảng thời gian 2013 – 2014.
* Kinh tế Việt nam
Nền kinh tế Việt Nam – hiện đã hòa nhập khá sâu vào kinh tế thế giới – đương nhiên cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực của kinh tế thế giới nhưng chậm nhịp hơn. Cùng với những yếu kém, sai sót trong quản lý vĩ mô và vận hành kinh tế ở Việt Nam tích tụ trong nhiều năm đã gây ra tình trạng đầu tư mất cân đối nghiêm trọng. Dòng tiền đầu tư phần lớn chảy vào thị trường chứng khoán và bất động sản gây ra t.nh trạng lạm phát cao và hiện tượng đầu cơ làm méo mó thị trường cũng như đẩy lãi suất ngân hàng lên mức quá cao.
Kết quả là, theo số liệu của Tổng cục thuế, hiện nay đ. có khoảng 200.000 trên tổng số 600.000 doanh nghiệp tại Việt Nam tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể, phá sản do đã không nộp báo cáo thuế và nghĩa vụ thuế trong một thời gian dài. Đây thực sự là nguy cơ hết sức lớn cho nền kinh tế Việt Nam hiện tại cũng như 3-5 năm tới đây.
* Ngành giấy và bột giấy Việt nam
Trong bối cảnh khó khăn chung, ngành giấy là ngành phục vụ cho văn hóa, giáo dục, truyền thông và công nghiệp nên những năm qua đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển. Mặc dù vậy, trong 5 năm qua, với nỗ lực tự thân vượt lên mọi khó khăn, ngành giấy và bột giấy Việt Nam đã có những thành công và phát triển đáng khích lệ:
- Năng lực sản xuất bột hóa tẩy trắng công nghệ hiện đại tăng 63%;
- Sản xuất giấy tăng trưởng bình quân 6,0%/năm; tiêu dùng giấy tăng trưởng b.nh quân 6,7%/năm.
- Mức độ đáp ứng nhu cầu của sản xuất 58%, nhưng cung - cầu giấy ở thị trường trong nước ổn định.
- Tuy giá vật tư tăng cao, nhưng giá giấy ít tăng hoặc tăng không nhiều.
- Nhiều dự án (cả sản xuất bột và giấy) đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, đặc biệt có công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư vào sản xuất giấy ở Việt Nam (Daio Paper).
- Năm 2011, ngành công nghiệp giấy & bột giấy Việt Nam có trên 300 doanh nghiệp; sản xuất 332.000 tấn bột (bột kraft tẩy trắng – 140.000 tấn) và 1.513.000 tấn giấy.
Tổng quan có thể thấy 5 năm qua ngành giấy Việt nam đã tự lực phát triển với tốc độ nhanh và có bước ngoặt phát triển về chất. Hiện nay, sản xuất giấy và bột giấy không được coi là một ngành sản xuất quan trọng. Nhưng trong thực tiễn ngành giấy (và bột giấy) sẽ là một trong những trụ cột của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai và dựa vào nguồn nguyên liệu tái tạo, sinh trưởng nhanh, năng suất cao.
Nguồn: Hiệp hội Giấy va Bột giấy Việt Nam
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
* Phân tích cung - cầu
Sản xuất bột giấy giai đoạn 2007 – 2011
• Nhu cầu năm 2011: Nhu cầu bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHKP) là chính (52,4%), ngoài ra còn bột cơ (CTMP) – 4,11%, bột kraft gỗ cứng không tẩy trắng (UHKP) – 26,77% và bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (BSKP) – 1,6%, bột bán hóa (sản xuất giấy vàng m.) – 15,12%. Nhu cầu về bột nói chung tăng không nhiều, bình quân gần 1,5%/năm. Riêng bột kraft gỗ cứng tẩy trắng nhu cầu tăng bình quân 7,5%/năm. Nhu cầu bột hóa nhiệt cơ giảm do sản xuất giấy in báo giảm và loại bột này chưa dùng trong sản xuất các loại giấy khác ở Việt Nam.
• Sản xuất năm 2011
Hiện nay, 85% bột kraft gỗ cứng tẩy trắng được sản xuất theo công nghệ hiện đại. Phần còn lại sản xuất ở những dây chuyền với công nghệ cũ (nồi cầu), thu hồi hóa chất ở mức độ thấp hoặc hoàn toàn không có thu hồi hóa chất. Chủng loại bột sản xuất trong 5 năm qua chủ yếu là bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (gỗ keo), trong đó bột BHKP – 42%; UHKP – 27%; bột bán hóa - 22%; CTMP – 9%. Riêng bột hóa tẩy trắng, trong 5 năm qua sản xuất trong nước tuy có tăng, nhưng nhu cầu tăng cao hơn, do vậy khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường bột hóa tẩy trắng giảm từ 56% (2007) xuống 52% (2011). Bột hóa không tẩy và bột bán hóa (làm vàng mã): duy trì được sản xuất do đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đối với môi trường.
Đầu tư cho sản xuất bột trong thời gian qua Công suất bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHKP) theo công nghệ hiện đại tăng 1,7 lần (130.000 tấn/năm so với 75.000 tấn/năm). Như vậy về mặt công suất, sản xuất bột BHKP thỏa m.n hoàn toàn nhu cầu trong nước trong những năm tới. Có thêm một nhà máy bột BHKP công nghệ lạc hậu (Nhà máy Tân Hồng, Con Cuông, Nghệ An), công suất lớn (14 nồi cầu thể tích mỗi nồi 40 m3), có thu hồi kiềm ở mức độ thấp, có tẩy trắng. Một dây chuyền sản xuất bột hóa cơ theo phương pháp nổ, công suất thấp ở Quảng Bình.
Dây chuyền bột phi gỗ ATMP hiện đại đang gấp rút hoàn thiện, công suất 100.000 tấn/năm (Nhà máy Bột Phương Nam, Long An).bCác dự án đầu tư đang triển khai: Nhà máy Giấy Tân Mai – Kon Tum: 130.000 tấn/năm bột hóa nhiệt cơ; Nhà máy Giấy Tân Mai – Quảng Ngãi: 130.000 tấn/năm bột hóa nhiệt cơ; Incomex Quảng Nam:100.000 tấn/năm bột cơ.
Nguồn: Hiệp hội Giấy va Bột giấy Việt Nam
Sản xuất giấy giai đoạn 2007 – 2011
• Tiêu dùng: Tiêu dùng giấy tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 6,7%/năm. Năm 2011 tiêu dùng tới 2,6 triệu tấn (tương đương 3,0-3,2 tỉ đô la Mỹ). Tiêu dùng giấy bình quân theo đầu người ở Việt Nam năm 2011 đạt 29,61 kg/năm (b.nh quân tăng 6%/năm), chỉ hơn một nửa tiêu dùng bình quân theo đầu người toàn thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành giấy rất cao.
• Sản xuất trong nước: Sản xuất giấy trong 5 năm qua tăng trưởng chậm hơn trước, b.nh quân 6,1%/năm do khủng hoảng kinh tế năm 2008 và 2009. Tuy nhiên sản xuất giấy đã hồi phục từ 2010 mặc dù c.n gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất trong nước đ. đảm bảo được nhu cầu thiết yếu trong nước (trừ cơn sốt giấy in & viết và in báo giữa năm 2008). Năm 2011 đáp ứng 58% nhu cầu trong nước (năm 2007 đáp ứng 60%) như vậy khả năng đáp ứng nhu cầu giảm chút ít. Từ 2007 đến 2011, công suất sản xuất dùng tăng 38% (91%), sản xuất tăng 34% (78%), nhập khẩu tăng 25%(106%), xuất khẩu giảm 50% (tăng 79%)
§ Đầu tư nước ngoài:
+ Chánh Dương (Hồng Công) 100.000 tấn/năm giấy làm bao bì.
+ Vina Kraft (Thái Lan) – 220.000 tấn/ năm giấy làm bao bì.
+ JP Corelex, 30.000 tấn/năm giấy tissue
+ Ngoài ra c.n có công ty giấy của Hàn Quốc, Trung Quốc với công suất không lớn.
+ Đáng chú ý là đầu 2011, Daio Paper, công ty giấy lớn thứ 4 ở Nhật Bản đã
§ Đầu tư trong nước: Những dự án đầu tư lớn đã thực hiện trong giai đoạn 2007- 2011: Phong Khê, Thành Đạt, Mỹ Hương, Giao Long, Diana, Xương Giang (tissue), Phương Đông, Mỹ Việt, B.i Bằng, Hải Dương, Vạn Điểm...
• Nhập khẩu: Giấy nhập khẩu phần lớn là các loại giấy chất lượng cao trong nước chưa sản xuất, giấy phục vụ các ngành công nghiệp (dệt may, giầy, thuốc lá, thực phẩm, thiết bị điện), giấy kỹ thuật cao…
• Xuất khẩu: Xuất khẩu giấy vàng m. hoàn thiện là chủ yếu (70%), giấy viết - văn phòng phẩm (20%), còn lại là giấy tissue cuộn lớn (10%).
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH GIẤY VIỆT NAM (2007-2011)
Về quy mô và cơ cấu sở hữu: Tuy có trên 300 doanh nghiệp, song ngành giấy chỉ còn 1 doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất bột kraft gỗ cứng tẩy trắng chiếm 32% năng lực, 68% năng lực còn lại thuộc các doanh nghiệp cổ phần và tư nhân; trong sản xuất giấy chỉ còn hai doanh nghiệp nhà nước, chiếm 7% sản lượng; 25% sản lượng thuộc các doanh nghiệp 100% đầu tư nước ngoài, 68% còn lại thuộc các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần. Điều này cho thấy việc cổ phần hóa và tư nhân hóa đang diễn ra rất nhanh đối với ngành giấy và bột giấy Việt Nam, đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong tư duy quản lý và phát triển ngành.
Về cơ cấu, chủng loại sản phẩm: Nhìn chung, sản xuất nội địa vẫn mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu, phần còn lại 40% phải nhập khẩu. Tỉ lệ này hơn 10 năm qua chưa thay đổi, nghĩa là sức hút đầu tư của ngành giấy vẫn chưa đủ lớn. Trong đó, sản xuất nội địa đã đáp ứng nhu cầu trong nước như sau.
Đối với nguyên liệu giấy các loại đã đáp ứng 100% nhu cầu bột bán hóa; 100% nhu cầu bột kraft không tẩy; 65% nhu cầu bột kraft tẩy trắng; 74% nhu cầu giấy thu hồi. Thỏa mãn nhu cầu các loại giấy thông thường: giấy in báo, giấy in & viết, giấy làm bao bì các tông sóng, giấy tissue, bìa tráng phấn chất lượng thường, phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và giá cả. Ở những lĩnh vực này, sản xuất trong nước không có đối thủ cạnh tranh do chất lượng sản phẩm nhập khẩu tương tự có chất lượng cao hơn, chỉ thích hợp với những nhu cầu cao cấp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước mặc dù có thiết bị tương đối hiện đại, vẫn chưa sản xuất được các loại giấy cao cấp, giấy chuyên dùng (photo chất lượng cao, giấy in tráng phấn cao cấp, bìa tráng phấn làm hộp cao cấp, giấy cuốn thuốc lá, bao thuốc lá, giấy nhôm, túiđựng chè, giấy lọc, giấy cách điện…) nên vẫn phải nhập khẩu. Nguyên nhân là do nhu cầu chưa lớn và cần có các thiết bị và công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, đã xuất hiện vấn đề dư thừa công suất ở một số sản phẩm do tình trạng mất cân đối trong đầu tư, cụ thể:
Dư thừa giấy in & viết, giấy in báo. Cho dù sản xuất nội địa mới thỏa mãn 60% nhu cầu, nhưng ở lĩnh vực sản xuất giấy in viết đã dư thừa công suất (công suất: 370.000 tấn/năm – sản xuất 350.000 tấn/năm), thậm chí mức độ dư thừa công suất ở sản xuất giấy in báo lớn hơn nhiều (công suất 90.000 tấn/năm – sản xuất 38.0000 tấn/năm).
Sẽ dư thừa giấy, bìa tráng phấn. Tới đây lĩnh vực sản xuất giấy, bìa tráng phấn cũng sẽ dư thừa công suất, nếu các cơ sở chỉ có thể sản xuất giấy chất lượng trung bình.
Dư thừa bột cơ: Khi các dự án sản xuất bột cơ (hóa nhiệt cơ) được đưa vào sản xuất, năng lực sản xuất sẽ gấp nhiều lần nhu cầu. Làm gì với giấy dư thừa? Đáng tiếc, sản phẩm của các công suất dư thừa này chưa đạt chất lượng xuất khẩu và có tính cạnh tranh trong khu vực.
Về quy mô đầu tư và vấn đề công nghệ, thiết bị
Hiện có gần 50 máy xeo của khoảng 33 công ty có công suất từ 10.000 tấn/năm trở lên chiếm 65% năng lực sản xuất toàn ngành giấy. Còn lại là gần 300 công ty sử dụng các máy xeo nhỏ công suất dưới 10.000 tấn/năm, chiếm 35% năng lực sản xuất toàn ngành giấy. Trên 1/3 năng lực sản xuất giấy (35%) quá lạc hậu (gần 1 thế kỷ) - thuộc hàng trăm dây chuyền sản xuất công suất nhỏ dưới 10.000 tấn/năm (bình quân 3.000 tấn/năm), những cơ sở này có thiết bị rất lạc hậu, thô sơ, tiêu hao nhiều nguyên liệu, hóa chất, năng lượng, nước và nhân công, cũng như thường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thêm vào đó, một số dự án đầu tư quy mô nhỏ là những dự án ảo, nghĩa là ngoài phần đầu tư cho dự án, còn đầu tư những thứ khác ngoài dự án và kết quả là doanh nghiệp dần tới chỗ phá sản, rao bán doanh nghiệp, càng làm cho hình ảnh các doanh nghiệp này xấu xí hơn. 1/3 năng lực sản xuất giấy có công nghệ chấp nhận được - là của các dây chuyền sản xuất có công suất từ 20.000 – 30.000 tấn/năm với thiết bị chuẩn bị bột phần lớn của Châu Âu và máy xeo Trung Quốc. Gần 1/3 năng lực sản xuất giấy (32%) còn lại thuộc 5 dây chuyền sản xuất công suất trên 50.000 tấn/năm, trong đó có hai máy xeo thuộc loại hiện đại nhất hiện nay (VinaKraft và Corelex), 3 dây chuyền còn lại có thiết bị hiện đại hoặc tương đối hiện đại.
Trong khi hiện nay, tại hầu hết các nước, các thiết bị sản xuất giấy (trừ sản xuất giấy tissue) đều có công suất trên 200.000 tấn và máy xeo lớn nhất thế giới hiện nay có công suất trên 1 triệu tấn/năm. Nếu tính theo công suất tối thiểu như trên, thì Việt Nam chỉ cần 8 máy xeo cũng đủ sản xuất 1,5 triệu tấn trong năm 2011.
Như vậy đủ thấy, trình độ công nghệ sản xuất giấy của Việt Nam lạc hậu so với thế giới tới mức nào. Ngoài ra, chúng ta đã mắc sai lầm trong đầu tư sản xuất bột không tẩy (đầu tư quy mô lớn nấu bột bằng nồi cầu và đầu tư sản xuất bột bằng phương pháp nổ) mà không lựa chọn sản xuất bột kraft tẩy trắng hiện đại – tẩy trắng bằng điôxit clo. Tuy nhiên, cũng đ. có những chuyển biến tích cực trong lựa chọn quy mô sản xuất, công nghệ và thiết bị tiên tiến cho các dây chuyền sản xuất, sử dụng các hệ thống điều khiển tự động, chú trọng công đoạn chuẩn bị bột – sử dụng thiết bị Châu Âu ở nhiều dây chuyền sản xuất (thủy lực, sàng, nghiền, lọc, chổi hóa…) giúp tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể: hầu hết đầu tư mới có công suất từ 20.000 tấn/năm trở lên; nhiều dự án 50.000 tấn/năm (Mỹ Hương, Đông Hải, Bãi Bằng); đầu tư nước ngoài với công suất lớn (220.000 tấn/năm giấy làm bao bì và 30.000 tấn/năm giấy tissue).
Bắt đầu có xu hướng sử dụng máy xeo lưới dài (một hoặc nhiều lưới) trong sản xuất giấy làm bao b., tốc độ thấp nhất 250 m/min, khổ máy đ. rộng hơn. Tuy máy xeo Trung Quốc vẫn được lựa chọn trong nhiều dự án, nhưng đã được chọn lọc kỹ. Nhiều dự án lựa chọn máy đã qua sử dụng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu chất lượng khá tốt. Các dự án mới đã chú trọng đầu tư về truyền động tiên tiến, sử dụng các động cơ hiệu suất cao, mạnh dạn đầu tư các hệ thống điều khiển tiên tiến (ABB, Metso). Các số liệu thống kê chi tiết về đầu tư theo các chủng loại sản phẩm cũng cho thấy điều đó:
Trong sản xuất giấy làm bao bì:
- 17% năng lực sản xuất thuộc các máy xeo sản xuất ở Châu Âu.
- 12% năng lực sản xuất là của các máy xeo sản xuất ở Hàn Quốc/Đài Loan.
- 20% năng lực sản xuất thuộc các máy xeo có công suất từ 20.000 tấn/năm đến 50.000 tấn/năm.
- 15% năng lực sản xuất thuộc các máy xeo có công suất từ 10.000 tấn/năm đến 20.000 tấn/năm.
- 36% năng lực sản xuất c.n lại thuộc các máy xeo công suất dưới 10.000 tấn/năm (b.nh quân 3.000 tấn/năm).
Trong sản xuất giấy in & viết:
- 51% năng lực sản xuất sử dụng máy xeo của Châu Âu, đ. được nâng cấp, hoạt động hiệu quả với chất lượng sản phẩm cao.
- 38% năng lực sản xuất thuộc các máy đã qua sử dụng của Nhật Bản, Hàn Quốc hay máy xeo mới của Trung Quốc. Chất lượng giấy sản xuất ra tốt.
- 11% năng lực còn lại là của các máy xeo lưới tr.n. Chất lượng giấy sản xuất ra
thấp, dùng làm vở tập chất lượng thấp.
Trong sản xuất giấy tissue:
- 41% năng lực sản xuất thuộc các máy xeo mới, hiện đại của Ý và Áo.
- 28% năng lực sản xuất thuộc các máy xeo mới, hiện đại của Nhật Bản và Hàn Quốc.
- 13% năng lực sản xuất là của các máy xeo đã qua sử dụng của Châu Âu.
- 18% năng lực sản xuất sử dụng các máy xeo của Trung Quốc công suất thấp hoặc máy tự chế. Chất lượng sản phẩm thấp.
Đánh giá khái quát về đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam gần đây cho thấy: Tính khả thi của các dự án lớn không cao, dù thuê tư vấn hàng đầu thế giới. Có thể không do lỗi của các nhà đầu tư, nhưng rõ ràng tính khả thi thấp, trong thực tế hầu hết các dự án lớn đều dừng, duy chỉ có dự án của Công ty cổ phần Giấy An Hòa, dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đang hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị, nhưng đã thấy trước Nhà máy sẽ không có hiệu quả kinh tế khi vận hành.
Các dự án quy mô vừa (xung quanh) 50.000 tấn/năm có tính khả thi cao và đạt yêu cầu của dự án kể cả việc trang bị máy mới hay máy đã qua sử dụng. Các nhà đầu tư tỏ ra có tay nghề vững vàng, nhưng sẽ hoàn thiện hơn nếu dự án có thiết kế tổng thể và chi tiết tốt hơn. Nhiều dự án đầu tư quy mô nhỏ (dưới 20.000 tấn/năm) với công nghệ lạc hậu – Các địa phương đều lo ngại và không muốn cấp phép.
Về công tác quản lý doanh nghiệp:
Vẫn biết trình độ và cách thức quản lý tùy thuộc vào quy mô và hình thức sở hữu của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung trình độ và phương thức quản lý doanh nghiệp trong ngành giấy Việt Nam hiện nay vẫn tương đối lạc hậu.
Hiện tại đang thịnh hành các kiểu quản lý nêu dưới đây.
Quản lý kiểu cảm tính - Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, quản lý theo kiểu gia đình, theo cảm tính và cho rằng quản lý xí nghiệp cũng không khó, ai cũng có thể làm giám đốc được.
Quản lý kiểu cổ điển - Ở những doanh nghiệp khác, quản l. ngày nay cũng chẳng khác ngày xưa. Điều khác cơ bản là đã ứng dụng các phần mềm quản lý riêng rẽ.
Quản lý hiện đại - Chỉ có một doanh nghiệp sử dụng ERP (hệ thống thông tin quản lý toàn diện doanh nghiệp).
Hiện tượng khá phổ biến giai đoạn qua là nâng cấp đôi tay, quên nâng cấp cái đầu: Thường thì, khi nâng cấp năng lực, trình độ sản xuất, các doanh nghiệp chưa đồng thời nâng cấp tr.nh độ quản lý. Hay nói cách khác, hiện tại quản lý đang đi sau khá xa năng lực và trình độ sản xuất.
Điều đáng mừng là chúng ta đã có nhận thức mới, coi trọng quản lý. Qua những thành công, thất bại, những bài học xương máu, các doanh nghiệp ngày càng nhận thấy cần phải quản lý doanh nghiệp một cách bài bản, khoa học, mang tính công nghiệp, chuyên nghiệp. Tóm lại, tại hầu hết các doanh nghiệp ngành giấy Việt nam, đội ngũ quản lý chưa đủ khả năng quản lý các nhà máy lớn, trình độ công nghệ hiện đại. Và vấn đề thuê quản lý cũng cần được nghĩ tới – một vài doanh nghiệp đã thuê quản lý nước ngoài và có hiệu quả.
Ngoài ra, vai trò của tư vấn cũng chưa được các doanh nghiệp Việt Nam coi trọng và quan tâm đấy đủ. Đây cũng là điểm yếu lớn trong giai đoạn vừa qua với hầu hết các dự án đầu tư không sử dụng vai trò tư vấn và thiết kế kỹ thuật làm giảm hiệu quả đầu tư, mắc những sai sót khó sửa chữa…
Về công tac đao tạo
Trong 5 năm qua (2007-2011) đã có 07 thạc sỹ tốt nghiệp ở Học viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan, 03 thạc sỹ tốt nghiệp ở Pháp chuyên ngành Công nghệ bột giấy và giấy, 10 thạc sỹ tốt nghiệp tại Bộ môn Xenluloza và Giấy - Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đào tạo đại học, cao đẳng:
- Khoa Hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Khoa Hóa, Trường Đại học Bách khoa, TP. Hồ Chí Minh (hiện nay không còn đào tạo nữa)
- Trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh
- Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện
- Đào tạo nghề: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện, Trường Công nhân kỹ thuật - Công ty CP Tập đoàn Tân Mai.
Tuy nhiên, phần lớn công nhân mới của các dự án (trừ những dự án lớn) đều chỉ được đào tạo qua loa, truyền khẩu là chính. Do vậy nhiều sự cố máy, nồi hơi đã xảy ra, gây ra những thiệt hại về người và của.
Thiếu cán bộ quản lý có kinh nghiệm.
Lớp cũ, tuổi cao, sức khỏe giảm, ngày một ít. Trong khi các cơ sở không có kế hoạch
đào tạo cán bộ quản lý, vì vậy lớp cán bộ mới khả năng hạn chế. Khi quy mô lớn, thiết bị phức tạp th. không thể quản l. kiểu tiểu chủ được mà phải quản lý bằng cả một bộ máy.
Về vấn đề này, có thể tóm tắt như sau:
Thiếu thợ, thiếu thầy trầm trọng ở mọi cấp bậc. Các doanh nghiệp chỉ tuyển dụng, chứ không đào tạo.Coi thường công tác đào tạo nên phải trả giá về sinh mạng con người, thời cơ, thời gian và tiền bạc. Nhận thức và cách thức đào tạo thợ và thầy của hệ thống đào tạo và người sử dụng khác nhau.
Tr.nh độ ngoại ngữ của các cán bộ quản lý, kỹ thuật, thợ cả còn nhiều hạn chế, trong khi các tài liệu nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật - công nghệ hầu như không đươc dịch, xuất bản, cập nhật bằng tiếng Việt cũng làm giảm cơ hội học hỏi, giao tiếp nâng cao tr.nh độ chuyên môn.
Hậu quả đương nhiên theo đó là năng suất lao động thấp (so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc…) làm suy giảm đáng kể năng lực canh tranh của các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam.
Về sử dụng và khai thac nguồn tài nguyên, nguyên liệu
Do ít đầu tư cho sản xuất bột giấy, nên hiện Việt Nam đang dư thừa gỗ nguyên liệu sản xuất giấy buộc phải xuất khẩu dăm mảnh. Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu tới 5,4 triệu tấn dăm mảnh, vượt qua Úc, trở thành nước xuất khẩu dăm mảnh nhiều nhất thế giới. Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn bột giấy thành phẩm.
Rừng trồng từ nay sẽ được ưu tiên cho chế biến gỗ! Trước 2011, rừng nguyên liệu được dành cho sản xuất bột giấy và từ đó một số dự án lớn ra đời. Nhưng hơn chục năm qua, các dự án đều không thành công nên gần đây rừng nguyên liệu được xác định là ưu tiên cho chế biến gỗ. Đây là trở ngại lớn cho các dự án sản xuất bộtgiấy tới đây. Ngoài ra, giấy đã qua sử dụng cũng đang bị bỏ phí.
Tỉ lệ thu hồi giấy đ. qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 34% trong khi ở nhiều nước trong khu vực tỉ lệ này là 65-78%. Tỉ lệ này ở các nước Nhật Bản, Đức là 75-78% (gần tới mức tới hạn 80%). Như vậy, cứ 3 tờ giấy sử dụng, Việt Nam tái chế lại 1, c.n 2 tờ th. dùng vào việc khác rồi được chôn lấp hay đốt bỏ, cả hai cách đều gây ô nhiễm môi trường. Và chúng ta đ. và đang bỏ phí một nguồn tài nguyên quí giá. Nếu mỗi năm tăng them 1% (khó thực hiện được nếu vẫn thờ ơ) thì 30 năm nữa mới bằng các nước xung quanh.
Giấy đã qua sử dụng chiếm tới gần 70% tổng lượng nguyên liệu sản xuất giấy, phần c.n lại là bột nguyên khai (gỗ, phi gỗ). Tuy nhiên, Nhà nước chưa coi trọng nguồn nguyên liệu này, v. vậy trong Quy hoạch phát triển Công nghiệp Giấy 2006-2010 và tầm nh.n 2020 đ. không đề cập tới. Khác với hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam chưa hề có một chính sách nào nhằm khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên này.
Ngoài ra, việc tính thuế GTGT đối với việc mua bán giấy thu hồi không tính đến đặc thù của công việc ve chai đã là cản trở lớn cho việc tận dụng nguồn nguyên liệu này. Nếu có chính sách hợp lý, Việt Nam sẽ tận dụng được tài nguyên này và góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường
Nguồn: Hiệp hội Giấy va Bột giấy Việt Nam
Về phát triển cong nghiệp phụ trợ
Chúng ta chưa có công nghiệp phụ trợ cho ngành giấy (quy mô vừa và lớn). Mới chỉ có phần hóa chất (chủ yếu là AKD, tinh bột biến tính, nhựa thông cường tính), nhưng quy mô nhỏ. Những cơ sở này không có bộ phận R&D (nghiên cứu & phát triển), do vậy tương lai cũng chưa rõ ràng.
Những công việc về cơ khí như phủ lô nhỏ, mài lô, sản xuất đĩa nghiền đơn giản… đã có vài công ty Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực này (Hàn Việt, Dea Won…), đáp ứng phần nào nhu cầu của các doanh nghiệp Việt nam. Tuy nhiên, do nhu cầu còn thấp, hiệu quả hoạt động nên quy mô đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất sửa chữa các thiết bị phụ tùng đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao. Đây là lĩnh vực cũng hết sức quan trọng cần được khuyến khích kêu gọi đầu tư và sự phát triển của ngành giấy và bột giấy Việt Nam.
Về cạnh tranh và hợp tác phát triển trong ngành
Trước tiên ta phải thấy rằng, nhiều doanh nghiệp phát triển và nhiều doanh nghiệp tàn lụi, đó là quy luật trong quá trình phát triển. Thực tiễn cho thấy những doanh nghiệp trong vòng 10 năm không có đầu tư thay đổi về chất sẽ tàn lụi và tới chỗ bị xóa bỏ.
Ngoài việc đầu tư thay đổi, doanh nghiệp cần có khả năng cạnh tranh. Đây là vấn đề khá phức tạp và tế nhị, chúng tôi không có tham vọng nêu lên đầy đủ và giải quyết mọi vấn đề trong lĩnh vực này, tuy nhiên cũng xin nêu lên một số vấn đề nổi cộm để cùng thông tin, trao đổi với mong muốn các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh, vì quyền lợi của người tiêu dùng cũng như vì sự hợp tác cùng phát triển một cách bền vững của ngành giấy và bột giấy Việt Nam.
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần cạnh tranh lành mạnh, cũng như cần sự hỗ trợ và hợp tác cùng nhau. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những kiểu cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp như:
- Moi và giấu thông tin – tìm mọi cách moi số liệu của người khác và giấu biệt số liệu của m.nh hay đòi hỏi được cung cấp thông tin nhưng không chịu gửi báo cáo định kỳ là đặc điểm chung trong ngành giấy hiện nay.
- Cạnh tranh kiểu nghèo nàn, lỗi thời – tranh giành khách hàng, tranh giành thị trường, … bằng cách bắt chước sản phẩm và hạ giá bán… vẫn còn phổ biến. Đây là phương cách cạnh tranh hủy diệt, sẽ đẩy tất cả các doanh nghiệp dù thắng hay thua vào khó khăn do sẽ không còn khả năng tái đầu tư mở rộng và phát triển. Nhưng bên cạnh đó, thời gian quatrong ngành giấy cũng xuất hiện nhiều cách thức cạnh tranh để cùng phát triển vững bền như:
- Hợp tác thực sự - trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau hoàn thiện dây chuyền, công nghệ, thông tin và chia sẻ thị trường.
- Hợp vốn – cùng đầu tư với quy mô lớn và công nghệ cao
- Cạnh tranh bằng sự khác biệt trong hình dáng và chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, để tăng cường sự hợp tác, liên kết – các doanh nghiệp còn tích cực tham gia các Hội thảo và từ đó đã có chuyển biến tích cực trong đầu tư mới và đầu tư nâng cấp về quy mô sản xuất, loại sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, quản lý, xử lý nước thải, ứng dụng xử lý sinh học yếm khí và xử lý cấp III trong xử lý nước thải ở nhiều cơ sở sản xuất.
Nhiều công ty đã tích cực hội nhập với ngành giấy khu vực. Số lượng công ty và cán bộ lãnh đạo Công ty dự hội nghị, hội thảo, hội chợ của ngành giấy khu vực ngày càng tăng. Một số công ty đã Tham gia tích cực các hội chợ ngành giấy (thiết bị, công nghệ, hóa chất và vật tư khác) ở khu vực (Thái Lan, Trung Quốc) và ở Tp. Hồ Chí Minh.
Về bảo vệ môi trường va trach nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
Trong giai đoạn vừa qua, ngành giấy và bột giấy được coi là ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng do có nhiều cơ sở nhỏ rải rác khắp nơi, hầu như không xử lý nước thải, các cơ sở còn lại (quy mô vừa và lớn) – xử lý nước thải chưa triệt để đã gây tiếng xấu cho ngành giấy. Chỉ một vài doanh nghiệp lớn xử lý triệt để (đạt mức A của Quy chuẩn nước thải sản xuất giấy).
Điều đó đ. tạo nên thái độ không quan mtâm thậm chí tẩy chay của lãnh đạo các địa phương khi các doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy muốn mở rộng hay đầu tư sản xuất tại địa phương đó. Gần đây, dưới áp lực của dư luận, của các cơ quan quản lý, cũng như nhờ nhận thức của doanh nghiệp và do quy mô sản xuất tăng lên nên đ. có chuyển biến cơ
bản và tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Hầu hết các cơ sở sản xuất giấy đều có hệ thống xử lý nước thải với quy mô và tr.nh độ khác nhau. Những cơ sở lớn đều có hệ thống xử lý đáp ứng được Quy chuẩn hiện hành.
Nhiều cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải kể cả xử lý cấp III (Xưởng Giấy Chánh Dương, Vina Kraft, Tập đoàn Tân Mai, Giấy Sài Gòn, Giấy An B.nh, Giấy Mỹ Hương, Tổng Công ty Giấy Việt Nam...). Tuy nhiên việc xử lý nước thải vẫn chưa đạt yêu cầu ở một số cụm công nghiệp giấy, ở một số cơ sở sản xuất giấy vàng m. và ở nhiều cơ sở sản xuất nhỏ.
Với sự phát triển của ngành và trách nhiệm đối với xã hội, trong thời gian tới Hiệp hội cần có thái độ dứt khoát yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề này.
Vai trò quản lý nhà nước:
Trong thời gian qua vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động của ngành giấy và bột giấy Việt Nam là quá mờ nhạt, thậm chí còn khá nhiều yếu kém đã góp phần không nhỏ vào sự yếu kém và tụt hậu của ngành. Điều đó thể hiện khá rõ trong những vấn đề cụ thể sau:
- Buông lỏng quản lý trong cấp phép đầu tư: phân cấp rộng rãi, không có tổ chức nghề nghiệp phản biện, không đưa ra các yêu cầu cụ thể trong đầu tư (quy mô, trình độ công nghệ, định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, nước, định mức lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong sản xuất ...) dẫn đến chỗ nhà nước không thể định hướng phát triển, đầu tư mất cân đối (in & viết, in báo, bột cơ), quá tập trung vào 1 địa điểm (Quảng Ngãi), quy mô đầu tư nhỏ, công nghệ lạc hậu, ít đầu tư vào giấy làm bao bì, tráng phấn.
- Lãnh đạo các địa phương thiếu hiểu biết và/hoặc đánh giá không khách quan các dự án ngành giấy và bột giấy: từ chỗ chưa hiểu hết đặc thù ngành, cũng như các tồn tại yếu kém có thể khắc phục được của ngành giấy, lãnh đạo các địa phương đã có thái độ không ủng hộ, thậm chí tẩy chay hoặc dồn ép đối với các dự án đầu tư mới hay mở rộng sản xuất giấy và bột giấy tại địa phương m.nh mà không quan tâm tới những nguyện vọng chính đáng cũng như những khó khăn cần được hỗ trợ tháo gỡ của doanh nghiệp.
- Chính phủ cũng chưa hề có một chính sách nào nhằm khuyến khích việc thu gom, tái chế nguồn giấy đã qua sử dụng vốn có số lượng rất lớn như hầu hết c&aacut
809 Lượt xem
0 bình luận
1763 Lượt xem
0 bình luận
809 Lượt xem
0 bình luận
2906 Lượt xem
0 bình luận
42510 Lượt xem
0 bình luận