if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Sau hơn một năm chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị ra đời, nhiều hoạt động tích cực từ Trung ương, sở ban ngành, cơ quan xúc tiến đến các cơ quan thông tấn, lẫn doanh nghiệp (DN) được triển khai và tận dụng có hiệu quả. Dù thế, năm 2011 cũng vẫn còn nhiều thách thức cho DN, cần nhìn lại những hoạt động đã qua để có sự thích ứng mới.
Thị trường Việt Nam với dân số trên 80 triệu dân thực sự là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may khai thác. Dù vậy, thị trường này vẫn còn nhiều khoảng trống để cho hàng ngoại nhập, hàng giá rẻ tràn ngập. Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng các công ty dệt may lớn của Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu nhưng vẫn vô cùng lúng túng trên sân nhà.
Ông Phạm Xuân Hồng, TGĐ May Sài Gòn 3 cho rằng làm xuất khẩu, muốn chuyển qua làm nội địa, phải đầu tư lại máy móc, nhà xưởng, nhân lực thiết kế và mọi khâu; tính ra đến 60% tổng vốn nên không mấy DN dám mạo hiểm (nếu chưa từng có hoạt động song song xuất khẩu và nội địa). DN nhỏ chuyên sản xuất và bán hàng nội địa trên thực tế cũng hoạt động qui mô nhỏ và lép vế trước hàng ngoại nhập lẫn hàng giá rẻ không thương hiệu.
Ngoài những hạn chế từ bản thân năng lực DN, cũng có những yếu tố khách quan khiến cho DN Việt (không riêng gì hàng dệt may) thêm khó khăn trên thị trường nội địa, đó chính là cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng Việt với hàng nhập lậu, hàng giá rẻ không rõ xuất xứ, nguồn gốc. Chẳng hạn, với DN sản xuất các sản phẩm công nghiệp từ cao su như DRC Đà Nẵng, Casumina…, do Việt Nam chưa có hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm săm, lốp xe khiến rất nhiều nhãn hiệu săm lốp ô tô chất lượng thấp từ các nước trong khu vực được nhập một cách dễ dàng vào Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong nước và sự an toàn cho người tiêu dùng.
Tương tự với các DN sản xuất mũ bảo hiểm, dù đã có quy định tiêu chuẩn hợp quy, được xác nhận bằng tem CR, nhưng các loại mũ kém chất lượng vẫn được bày bán tràn lan ở vỉa hè với giá từ 20.000 một chiếc, có tem dán đầy đủ, mà không có một cơ chế nào kiểm soát hữu hiệu.
Chuyện hàng giả, hàng nhái có thể coi là khó khăn chung của hầu hết DN, từ dệt may, cao su, mũ bảo hiểm… thậm chí cả giấy vệ sinh cũng bị làm giả! Theo một công bố của Công ty Giấy Sài Gòn, hơn 30% mặt hàng giấy vệ sinh của Công ty đang bị làm giả, nhái nhãn hiệu. Ông Cao Tiến Vị, TGĐ Công ty Giấy Sài Gòn cho biết: “Hơn một năm trước đây câu chuyện hàng giả, hàng nhái chưa phải là vấn đề mang tính cấp thiết. Tuy nhiên chỉ trong một năm trở lại đây, vấn nạn hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan đã gây ra những khó khăn và thiệt hại lớn cho bản thân DN cũng như người tiêu dùng.”
Thuận lợi nhờ đồng thuận
Từ một chủ trương chung của Bộ Chính trị, sau hơn một năm, nhiều mô hình vận động cho hàng Việt đã được triển khai. Bộ Công thương có chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước, các địa phương tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền, diễn đàn cổ vũ cho hàng Việt, các đơn vị truyền thông cũng vào cuộc một cách nghiêm túc. Đặc biệt, Hội DN Hàng Việt Nam Chất lượng cao và Trung tâm BSA, một trung tâm xúc tiến thương mại tư nhân và phi lợi nhuận, còn có nhiều mô hình, sáng kiến thực tế để hưởng ứng Cuộc vận động như chương trình “Hàng Việt về nông thôn”, dự án hỗ trợ tiêu thụ nông sản và sản phẩm làng nghề, chia sẻ kinh nghiệm quản trị giữa các DN Việt Nam, Câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt, Thi kể chuyện tiêu dùng hàng Việt, hiến kế cho hàng Việt… Chính những hoạt động được triển khai từ thực tế thị trường và tập quán của người tiêu dùng như thế này đã khiến cuộc vận động trở nên gần gũi với người tiêu dùng, tạo được những hiệu ứng tích cực trong cuộc sống.
Tổng kết một năm thực hiện cuộc vận động, cuối năm 2010, Trung tâm BSA và báo Nhân Dân đã phối hợp tổ chức một Hội nghị nhằm giúp DN nêu ra những khó khăn và kiến nghị của mình, đồng thời đối thoại trực tiếp với các cơ quan có chức năng như đại diện Bộ Công thương, Ban Bí thư Trung ương, UB MTTQ Việt Nam… Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết đã ghi nhận hết các kiến nghị mà doanh nghiệp nêu ra trong buổi gặp gỡ, nêu các hướng đang giải quyết và xem xét trình Chính phủ để điều chỉnh phù hợp.
Chính những diễn đàn đối thoại trực tiếp như thế này là một kênh thông tin hai chiều khá hiệu quả, giúp DN và những nhà quản lý chính sách tìm được tiếng nói chung trong cuộc vận động.
Chuẩn bị gì tiếp theo?
Theo kế hoạch của Bộ Công thương, trong năm 2011, sẽ tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường, liên kết, hợp tác, đầu tư. Bộ cũng cam kết có kế hoạch phù hợp để khuyến khích các DN đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết trong các khâu cung cấp thông tin, khai thác thị trường, chống cạnh tranh không lành mạnh, chống bán phá giá... góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cũng như thế, được biết trong năm 2011 Trung tâm BSA, đơn vị quản trị hoạt động của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao sẽ tiến hành hai mảng dự án lớn: Hỗ trợ DN phát triển thị trường và phát triển sản phẩm. Để phát triển thị trường, BSA tập trung cung cấp thông tin thị trường giúp doanh nghiệp thấu hiểu người tiêu dùng, vẽ bản đồ phân phối hàng Việt, mở chuỗi cửa hàng chuyên bán hàng Việt. Đặc biệt, dự án về sản phẩm mới được xác định là một dự án sẽ được thực hiện trong nhiều năm, trên phạm vi toàn quốc và có sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Trong lúc đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) trong báo cáo kết quả bước đầu và chặng đường tiếp theo của cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đã đề xuất DN nên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng người tiêu dùng chung tay chống hàng giả, hàng nhái, đổi mới công nghệ và nghiêm túc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn sản xuất cũng như quan tâm đến các vấn đề về môi trường.
Các cơ quan hỗ trợ đã có tiếng nói của mình. Vấn đề còn lại của DN chính là làm sao xây dựng được cho mình một kế hoạch hành động cụ thể. Cuộc vận động như một cơn mưa qua vùng nắng hạn. Nếu không biết tranh thủ cơ hội sẽ qua đi nhanh như khi nó đến…
Trần Hồng (thanhtra.com.vn)
874 Lượt xem
0 bình luận
1842 Lượt xem
0 bình luận
874 Lượt xem
0 bình luận
2968 Lượt xem
0 bình luận
42736 Lượt xem
0 bình luận