if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Rất khó …
Thống kê cho thấy, hơn 51 doanh nghiệp trong nước hiện đang gia công nhãn hàng riêng cho các hệ thống siêu thị. Chuỗi nhãn hàng riêng này đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu, đa dạng với giá thấp hơn từ 10 – 30% các mặt hàng cùng loại. Quyền lực của nhà bán lẻ rất lớn, sự chênh lệch giá cả là do nhãn hàng riêng không chịu những chi phí đi theo như tiếp thị, bán hàng, bảo hành, mặt bằng, nhân viên, quản lý, … và nguyên liệu được thu mua trực tiếp. Ngoài giá cả, các hệ thống siêu thị cũng đặt những sản phẩm của mình ở vị trí “VIP”, đánh vào tầm nhìn của người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Duy Thuận - GĐ Cty Tư vấn BDS, chuỗi hình thành và phát triển nhãn hàng riêng sẽ bao gồm 7 bước
Theo ý kiến của ông Nguyễn Duy Thuận, quá trình hình thành chuỗi nhãn hàng riêng sẽ gồm 7 bước: Phát minh - Độc quyền – Phân phối – Hết bảo hộ - Công nghệ tới hạn – Nhà bán lẻ - Nhãn hàng riêng. Cơ hội từ nhãn hàng riêng chính là ở giai đoạn Công nghệ tới hạn, khi các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ của các công ty lớn để từ đó gia công nhãn hàng riêng, mà không phải đầu tư quá lớn cho việc phát minh, marketing hay phân phối.
Bài toán được đặt ra là sản phẩm của chính các doanh nghiệp sản xuất đều phải cạnh tranh trực tiếp với nhãn hàng riêng của hệ thống siêu thị do chính mình làm ra, giảm cơ hội xây dựng thương hiệu, giảm cơ hội trực tiếp với người tiêu dùng. Với những sản phẩm được đặt hàng phải có giá trị chất lượng tương đương mà giá phải rẻ hơn, bên cạnh đó phải thực hiện những yêu cầu khác của nhà phân phối như bao bì sản phẩm.
… nhưng không phải là không làm được
Giấy Sài Gòn là một doanh nghiệp thành công trong việc gia công nhãn hàng riêng cho các hệ thống siêu thị, đồng thời cũng có những sản phẩm có thương hiệu như Santos hay Bless You vẫn được tiêu thụ tốt. Ông Bùi Đức Huệ chia sẻ, các doanh nghiệp phải xác định rõ ràng phân khúc, và nắm chắc được thế mạnh sản phẩm so với đối thủ cạnh trạnh là một điều quan trọng, vì đây sẽ là sức ép nhằm buộc nhà phân phối phải chọn lựa sản phẩm của mình.
Ông Bùi Đức Huệ - GĐ Kinh doanh của Giấy Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm thành công
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải củng cố chất lượng sản phẩm, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của một số nhãn hàng thành công, có những chiến lược, kế hoạch phù hợp hơn, phát triển mạnh hệ thống phân phối ở thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Mức độ tác động của nhãn hàng riêng đến sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thấp hơn đáng kể, nếu doanh nghiệp chủ động được nguồn đầu ra, nguồn cung sản phẩm trên thị trường. Đối với những nhà sản xuất chưa có thương hiệu mạnh, ngân sách hạn hẹp thì nhãn hàng riêng sẽ là cơ hội tốt để tăng sản xuất.
Trong tương lai, các nhãn hàng riêng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất phải có một lối tư duy sáng tạo hơn về chủng loại sản phẩm, nhạy bén đáp ứng được xu hướng của người tiêu dùng và cần có sự liên kết chặt chẽ hơn. Nhãn hàng riêng không chỉ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn có những tác dụng tích cực giúp nhà sản xuất tận dụng tối đa công suất máy móc, không gia công cho các đối thủ cùng ngành, không cạnh tranh kênh truyền thống, không mất chiết khấu cho nhà phân phối, …
Bài và ảnh: Vương Tuấn
Theo http://www.bsa.org.vn
877 Lượt xem
0 bình luận
1845 Lượt xem
0 bình luận
877 Lượt xem
0 bình luận
2970 Lượt xem
0 bình luận
42738 Lượt xem
0 bình luận