if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Còn 3 tháng nữa sẽ kết thúc năm tài chính và sản xuất kinh doanh. Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đã cơ bản đảm bảo đúng kế hoạch doanh thu, nhưng cũng có không ít đơn vị phải chấp nhận làm ăn hòa vốn, thậm chí lỗ vì nhiều nguyên nhân.
Giảm lãi để đảm bảo doanh thu
Năm 2011 được xem là một năm đầy khó khăn, thử thách không chỉ với các DN nhỏ và vừa mà ngay cả các tập đoàn, tổng công ty (TCT) hàng đầu của cả nước. Báo cáo nội bộ của một số tập đoàn cho thấy, 6 tháng đầu năm, doanh thu chỉ đạt 30% và đạt 45% trong 9 tháng theo kế hoạch.
Báo cáo của 16 TCT, DN hàng đầu tại TPHCM có phần sáng sủa hơn vì doanh thu trong 9 tháng vẫn thực hiện theo đúng kế hoạch nhưng về sản lượng và giá trị lại là một bài toán khác.
Theo tính toán của TCT Liksin, mặc dù doanh thu đã đạt tới 83% kế hoạch năm nhưng nếu trừ phần tăng giá thì doanh thu không tăng, còn nếu tính theo sản lượng đã bị giảm đáng kể. Những tháng cuối năm 2011, Liksin đang tìm mọi biện pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cố gắng tiết kiệm vốn, bất cứ có nguồn tiền nào về là TCT lập tức trả ngay cho ngân hàng để cắt bớt mức lãi hàng tháng.
Thông thường, bước vào tháng 9 là thời điểm các DN dự trữ nguyên liệu cho sản xuất, đón mùa mua sắm cuối năm và dịp tết. Nhưng năm nay, tình hình không mấy khả quan do sức mua giảm mạnh.
Ông Nguyễn Hữu Toàn, Giám đốc Công ty Thời trang Sanding, cho biết sức mua hàng may mặc hiện giảm đến 40% so với cùng kỳ, nguyên liệu mua năm ngoái vẫn còn trong khi sức mua trong các tháng tới chưa có dấu hiệu tăng nên DN không thể mạnh dạn mua nguyên liệu trữ như trước.
Bánh kẹo là một trong những mặt hàng có mức bán ra cuối năm tăng gấp 5 - 10 lần so với tháng bình thường nhưng nhiều DN cũng không dám dự trữ nguyên liệu. Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc Công ty Bibica, cho biết: Trong 3 tháng cuối năm, kinh tế vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn nên công ty đang rất thận trọng khi tính toán lượng hàng sản xuất cuối năm. Hiện Bibica mới chỉ ký hợp đồng chốt giá với nhà cung cấp, còn tiến độ trữ hàng về kho sẽ tính sau.
Tại các DN bán lẻ, tình hình cũng không khá hơn. Nếu những năm trước hầu hết các chương trình khuyến mãi đều do các nhà cung cấp thực hiện thì nay cách làm đã khác. Để thực hiện được các đợt khuyến mãi với quy mô lớn và liên tục, nhiều siêu thị đã dành hẳn một nguồn kinh phí để bù vào giá thành cho người tiêu dùng. Giám đốc đối ngoại của một hệ thống siêu thị cho hay, để cạnh tranh và thu hút khách hàng, họ không ngại giảm chiết khấu, thậm chí là lỗ để thực hiện khuyến mãi. Bằng mọi cách, siêu thị phải đảm bảo doanh thu theo kế hoạch, đồng thời chia sẻ với người tiêu dùng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Từ nay đến cuối năm cũng sẽ là cao điểm để các siêu thị bước vào cuộc đua khuyến mãi vì đây mới là thời điểm quyết định việc hoàn thành kế hoạch doanh thu.
Sức mua giảm, hàng tồn tăng
* Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2011 có khoảng 57.800 DN đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt trên 363.700 tỷ đồng, giảm khoảng 7,8% về số DN đăng ký mới và giảm 4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010. Có khoảng 4.700 DN giải thể với tổng số vốn đăng ký kinh doanh khoảng 34.000 tỷ đồng.
Lương tăng không theo kịp mức tăng giá của hàng hóa, buộc người dân ngày càng phải thắt chặt chi tiêu nhiều hơn. Biểu hiện rõ nhất là sức mua mỗi tháng đang có chiều hướng giảm nhiều hơn so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 22,6%, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng được 5,7%. Nhưng đến tháng 9 này, nếu loại trừ yếu tố giá, doanh thu bán lẻ và dịch vụ chỉ tăng 4,6% so với cùng kỳ – đây là mức quá thấp so với mức tăng bình quân các năm trước là hơn 20%.
Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Sài Gòn, lo lắng: “Nhiều DN như chúng tôi đang kinh doanh trong tình trạng không đoán được phía trước là cái gì, không biết liệu lạm phát có giảm, tỷ giá USD liệu có ổn định, ngân hàng sẽ nới hay siết dòng tiền tệ…”. Dưới tác động của vàng, USD, thực phẩm tăng giá, mặt hàng giấy sẽ càng khó tăng doanh số vì giấy không phải là sản phẩm thiết yếu.
Theo ông Vị, các tháng đầu năm công ty đã lỗ, 3 tháng cuối năm cũng không hy vọng sẽ bớt khó khăn vì đầu vào nguyên liệu vẫn cao, lãi suất ngân hàng chưa thay đổi, sức mua không khả quan. Sự lo lắng của ông Vị là có cơ sở, vì chỉ số hàng tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tăng từng tháng. Tại thời điểm 1-7-2011, mức tồn kho của ngành này tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đến ngày 1-8-2011 tiếp tục tăng thêm 1,8% lên 17,8% so với cùng thời điểm 8 tháng đầu năm ngoái…
Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động toàn diện đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Để tồn tại, nhiều DN buộc phải cơ cấu lại nguồn vốn, sắp xếp lại DN phù hợp hơn với tình hình thực tế. Tuy nhiên, hơn lúc nào, họ đang rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía về vốn, lãi suất, cơ chế chính sách để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm.
802 Lượt xem
0 bình luận
1755 Lượt xem
0 bình luận
802 Lượt xem
0 bình luận
2902 Lượt xem
0 bình luận
42499 Lượt xem
0 bình luận