if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Ngay từ đầu năm 2011, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng. Nhu cầu tuyển dụng lao động ở các doanh nghiệp khá cao, cơ hội việc làm nhiều nhưng chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Nhu cầu đa dạng
Ông Đặng Văn Nghĩa, giám sát nhân sự Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, (khu Công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành) cho biết: “Công ty đang hoàn tất việc đầu tư cho dự án 2, dự kiến đến tháng 4-2011 sẽ vận hành cho chạy cùng lúc 3 dây chuyền sản xuất. Vì vậy công ty đang có nhu cầu tuyển dụng 570 lao động, trong đó có cả lao động có tay nghề và lao động phổ thông. Tuy nhiên, đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa tuyển đủ lao động cho nhu cầu phát triển nhà máy”.
Nhu cầu tuyển dụng lao động đang ngày một tăng cao, từ cuối năm 2010, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động. Theo dự báo của Sở LĐTB&XH tỉnh, trung bình hàng năm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tuyển dụng ít nhất từ 1.000 đến 1.500 lao động. Năm 2011, các ngành nghề: xây dựng, cơ khí, điện công nghiệp, cơ điện tử, kinh tế, kế toán, phát triển thị trường… rất cần lao động có trình độ từ thợ bậc 3/7, trung cấp đến cao đẳng, đại học. Theo ông Lê Duy Cầu, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề tỉnh, nhu cầu về lao động có tay nghề cao nhất hiện nay vẫn là công nhân hàn, cơ khí, điện công nghiệp. Hầu hết học viên của nhà trường tốt nghiệp các khoa này đều đã có việc làm ổn định. “Do đào tạo không đủ cung ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp nên trong vài năm trở lại đây, nhiều đơn vị đã tuyển dụng lao động thông qua hình thức đặt hàng đào tạo với nhà trường. Tức là doanh nghiệp ký kết với nhà trường để đào tạo lao động có tay nghề phục vụ cho dây chuyền, công nghệ sản xuất của mình” - ông Lê Duy Cầu cho biết thêm.
Hiện có khá nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tuyển dụng các chức danh: giám đốc chi nhánh, nhân sự, kỹ thuật; phó giám đốc kinh doanh, điều hành kinh doanh.. với điều kiện làm việc và mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực, áp lực công việc cao. Do đòi hỏi của các doanh nghiệp cao nên nhiều lao động không đáp ứng được tiêu chuẩn của doanh nghiệp và xảy ra tình trạng lao động có tay nghề “nhảy việc” từ đơn vị này sang đơn vị khác để có mức thu nhập cao hơn và có điều kiện để thăng tiến. Điều này cũng chứng tỏ, doanh nghiệp nào có chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn thì sẽ thu hút được lao động có chất lượng cao hơn.
Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm lao động phổ thông cũng khiến cho các ngành: may mặc, giày da, chế biến thủy hải sản phải đau đầu. Ông Liu Chia Minh, Giám đốc Công ty cổ phần An Phát (888/2 đường 30/4, TP. Vũng Tàu) cho biết: “Hầu như lúc nào công ty cũng có nhu cầu tuyển lao động. Thậm chí chúng tôi đi tìm kiếm lao động ở các huyện lân cận như Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và có chính sách hỗ trợ cho lao động như xe đưa đón, tăng lương… nhưng vẫn không đủ lao động cần tuyển dụng. Nhiều lao động đang làm lại tự động bỏ việc gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung của công ty”. Nguyên nhân của tình trạng này là do lao động phổ thông có mức thu nhập thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống nên họ không mặn mà với việc làm công ăn lương, thích hành nghề tự do. Chính vì vậy, năm 2011, dự báo tiếp tục “sốt” lao động phổ thông.
Lệch pha Cung - cầu
Sự phát triển nhanh, mạnh về đầu tư và các ngành nghề đã tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm thích hợp. Tuy nhiên, theo các đơn vị tuyển dụng, không có nhiều lao động có tay nghề, có trình độ theo yêu cầu tuyển dụng. Ông Nguyễn Nam, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh cho biết: “Vài năm trở lại đây, khi tuyển dụng lao động, ngoài tiêu chuẩn “cứng” là trình độ tay nghề các doanh nghiệp còn có các yêu cầu về kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo, năng động, lập kế hoạch và và tổ chức các hoạt động kinh doanh… Chính vì vậy, ngay tại các sàn giao dịch, khi tuyển dụng thông qua phỏng vấn trực tiếp, nhiều lao động không đáp ứng được yêu cầu này”.
Bà Phạm Thị Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Hải Thanh (29B Nguyễn Trường Tộ, TP. Vũng Tàu), đơn vị cung ứng về nhân lực cho các dự án cũng cho biết: “Nhu cầu tuyển dụng lao động để cung ứng cho đơn hàng của các doanh nghiệp trong năm 2011 là rất lớn, từ khoảng 1.000 đến 1.500 lao động, chủ yếu cho các vị trí: lắp dựng giàn giáo, hàn, lắp ráp, điện lạnh, chống ăn mòn kim loại… Thế nhưng, việc tuyển dụng rất khó khăn. Lao động phổ thông tuyển dụng dễ, nhưng vừa phải đào tạo vừa phải tìm cách giữ chân họ, bởi hầu hết lao động này không thích gắn bó lâu với công việc, mang tư tưởng làm việc ngày nào lấy tiền công ngày ấy và nhiều trường hợp chỉ làm việc một thời gian ngắn rồi tự động nghỉ việc”.
Theo dự báo của các đơn vị chức năng, trong năm 2011, nhu cầu tuyển dụng lao động cho các ngành nghề trên địa bàn tỉnh lên đến 45.000 người. Tuy nhiên, nỗi lo hiện nay là thiếu lao động có tay nghề. Một khó khăn nữa là dù nhu cầu lao động lớn nhưng công tác đào tạo nghề chưa gắn kết với nhu cầu xã hội nên các doanh nghiệp rất khó có thể tuyển được lao động theo ý muốn. Điều này dễ hiểu, bởi một khi chưa đổi mới đào tạo nghề cho phù hợp với các nhu cầu của doanh nghiệp thì tình hình cung – cầu nhân lực sẽ không gặp nhau, dẫn đến tình trạng thừa vẫn cứ thừa mà thiếu thì vẫn cứ thiếu.
GIA KHÁNH (www.baobariavungtau.com.vn)
802 Lượt xem
0 bình luận
1757 Lượt xem
0 bình luận
802 Lượt xem
0 bình luận
2902 Lượt xem
0 bình luận
42500 Lượt xem
0 bình luận