Có thể tự chế một cái thùng rác
Thông tin thị trường
  • Tác giả:
  • 09-08-2010
  • Lượt xem: 16806
  • Chia sẻ:

Ngành tái chế ở Việt Nam đang gặp vòng luẩn quẩn thế này: người dân ít sử dụng sản phẩm tái chế và dòng sản phẩm này không nhiều do thiếu nguyên liệu đủ điều kiện để tái chế. Các bạn chỉ đơn giản vất một túi rác gồm nhiều thứ lẫn lộn ra trước cửa, một chiếc xe tải lớn sẽ đến gom đống rác đó vào chung với các mớ rác bẩn khác nên không thể dùng để tái chế được nữa. Bên cạnh đó, công nghệ tái chế thực chất đòi hỏi kỹ thuật cao và kinh phí đầu tư khá tốn kém.

nguoinuocngoai.jpgÔng Chris Rose - Ảnh: Khểnh Media
Ở Mỹ - đất nước tôi, tái chế là một ngành công nghiệp rất lớn. Các văn phòng của Mỹ đều có ít nhất hai thùng rác riêng biệt để phân loại rác. Trong đó có thùng đựng giấy thải vì chúng tôi ý thức được sản xuất giấy tốn kém và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Giấy thải sau khi được phân loại sẽ được chuyển đến các công ty giấy để tái chế. Thậm chí chúng tôi có những dòng sản phẩm giấy cao cấp hoàn toàn là giấy tái chế.

Khi tôi đến Việt Nam cách đây một năm, lúc đó hệ thống siêu thị Co-op Mart có chiến dịch sử dụng túi giấy, túi vải dùng được nhiều lần để mua đồ khiến tôi rất ngạc nhiên. Tiếc là chương trình này có vẻ đã chết dần và nhiều người dân vẫn còn thích sử dụng túi nilông. Nếu bạn đi siêu thị ở Mỹ mà dùng túi tái chế sẽ được giảm giá 10 xu trên mỗi túi hàng. Số tiền nhỏ nhưng khuyến khích người mua hàng.

Cách đây 5-10 năm rất ít người Mỹ nghĩ đến chuyện tái chế, nhưng từ khi Chính phủ Mỹ có những chương trình hành động xanh như Go Green, rất nhiều người ý thức được tầm quan trọng của môi trường và hăng hái tái chế rác thải tại nhà.

Trẻ em là đối tượng dễ tác động nhất nên theo tôi, cần đầu tư giáo dục về môi trường ở thế hệ này. Các trường học Mỹ không có môn học cụ thể về tái chế, nhưng trong các lớp học khoa học luôn có tiết học về môi trường và vấn đề tái chế.

Tôi được biết một số trường học quốc tế ở TP.HCM có dạy về môi trường và tái chế, như Trường quốc tế Canada CIS. Một học sinh của tôi học ở đó rất hào hứng kể tôi nghe rằng cậu đã được tự tay trồng và chăm sóc một cái cây như thế nào.

Đó là tác động của giáo dục. Tuy nhiên, một chiến dịch muốn thành công chắc chắn phải quảng bá tốt. Bạn có thể tham chiếu thành công của chương trình Giờ Trái đất tại Việt Nam vừa qua. Rất nhiều tranh ảnh, biểu ngữ, các bài báo về chiến dịch... đã góp phần rất lớn vào thành công của chương trình. Nếu chúng ta cũng tổ chức tuyên truyền một chiến dịch tái chế như vậy tôi tin sẽ thu hút được nhiều người tham gia.

Bên cạnh đó, tôi biết người Việt Nam có tâm lý cái gì mới thì đương nhiên tốt và cho rằng hàng tái chế thì kém chất lượng. Xóa bỏ cách nghĩ này rất đơn giản, chỉ cần mời những người nổi tiếng sử dụng hàng tái chế để những người hâm mộ của họ sẽ nghĩ lại: “À, thần tượng tôi dùng được thì tôi cũng dùng thử xem sao”.

Tôi nghĩ chính quyền cũng nên tham gia hỗ trợ các hoạt động tái chế. Chưa bàn đến những hành động lớn lao gì, nhưng nếu các khu phố cùng tổ chức một chương trình để nhiều hộ gia đình cùng tham gia tái chế, có người đến lấy đồ tái chế miễn phí thì tôi tin chương trình sẽ rất thu hút. Các bạn cũng có thể tự phân loại rác tại nhà khi chuẩn bị vất những miếng giấy, các lon, chai lọ... Bạn không cần lo phải tốn kém để mua những thùng rác mới mà hoàn toàn có thể tự chế tạo một thùng đựng rác tại nhà.

Cảm thấy tội lỗi nếu không phân loại rác
Quê hương tôi gần biển nên bắt buộc phải lưu tâm đến vấn đề môi trường. Mỗi tuần, nhà tôi nhận được hai túi lớn từ chính quyền, một túi màu xanh dương đựng rác nhựa, kim loại và một túi màu xanh lá đựng giấy, bìa cứng. Nhiều người dân quê tôi sẽ cảm thấy tội lỗi nếu họ không phân loại rác để tái chế.
Hiện ở trung tâm nơi tôi đang dạy tiếng Anh thường nhắc nhân viên nên sử dụng tiếp giấy đã in một mặt và tôi thấy đó là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên khi ra đường tôi vẫn thấy nhiều bạn trẻ vô tư vứt rác xuống đường. Tôi nghĩ chính quyền địa phương phải cứng rắn hơn nữa trong vấn đề này mới làm người dân có ý thức được.

KENNETH BRYDA
(người Mỹ, giáo viên tiếng Anh tại TP.HCM)

Phải nhập giấy loại từ nước ngoài
Sản phẩm giấy công nghiệp phục vụ nhu cầu làm bao bì hộp cactông của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn sử dụng nguyên liệu đầu vào từ giấy đã qua sử dụng. Để phục vụ nhu cầu này, hiện nay công ty tôi phải nhập 20-30% giấy loại từ nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, Thụy Điển... do lượng giấy loại thu gom trong nước không đủ (ngoài ra có một số loại giấy trong nước chưa có). Nếu tỉ lệ giấy loại thu hồi sau sử dụng tại các nước khác bình quân 60-80% thì tại Việt Nam chỉ đạt 25-30%.

Ông LƯU QUÝ PHƯƠNG
(trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, TP.HCM)

CHRIS ROSE
(33 tuổi, người Mỹ, giáo viên tiếng Anh Trung tâm ngoại ngữ ĐH Bách khoa
và ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM)
CẢNH TOÀN ghi

# TAG
  • Chia sẻ:
0 bình luận Viết bình luận
tin liên quan
Tin mới nhất
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

212 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ 11-01-2024 | Điều khoản sử dụng

872 Lượt xem

0 bình luận

tin nổi bật
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

212 Lượt xem

0 bình luận

Thông báo kết quả trúng thưởng chương trình “Hái Lộc Đầu Xuân Năm 2022” 10-03-2022 | Tin Tức Công Ty

2397 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN 14-12-2021 | Tin Tức Công Ty

2729 Lượt xem

0 bình luận

tin được xem nhiều nhất
Ngành giấy tăng trưởng mạnh 07-11-2013 | Thông tin thị trường

65687 Lượt xem

0 bình luận

Nguyên liệu ngành giấy: Thiếu nhưng vẫn lãng phí 29-11-2010 | Thông tin thị trường

41088 Lượt xem

0 bình luận

Lựa chọn xanh vì cuộc sống tốt đẹp hơn. 24-11-2011 | Hoạt động công ty

30167 Lượt xem

0 bình luận

tin theo danh mục
TIN TỨC THEO NĂM