if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Giấy từ cây lục bình có các tính chất phù hợp để làm túi xách, bao bì đựng thực phẩm. Sinh viên Bùi Thị Kim Hoàng, Bộ môn Giấy và Bột giấy, Khoa Lâm nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, đã thành công trong việc chế tạo giấy từ cây lục bình (bèo tây).
Sinh viên Bùi Thị Kim Hoàng chế tạo giấy từ cây lục bình. Ảnh: K.H
Theo Kim Hoàng, hiện nay ngành giấy đang đứng trước tình trạng thiếu hụt về nguyên liệu, luôn phải nhập khẩu bột giấy và giấy. Qua thực tế quan sát ở quê nhà Tiền Giang và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hoàng nhận thấy cây lục bình có rất nhiều và chưa được khai thác một cách hữu ích.
Xuất phát từ thực trạng đó, Kim Hoàng đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và thử nghiệm quy trình sản xuất giấy từ lục bình” với mục đích tìm nguồn nguyên liệu mới, đồng thời mở thêm hướng ứng dụng cho cây lục bình.
Hì hục về quê vớt được khoảng 10 kg cây lục bình, Hoàng tự chở lên trường để bắt đầu thực hiện đề tài. Bước đầu tiên là tiến hành xác định thành phần hóa học và hình thái xơ sợi của lục bình và nhận thấy loài cây này có hàm lượng cellulose là chủ yếu, ngoài ra chiều dài, đường kính và độ mảnh của xơ rất phù hợp với việc tạo ra giấy.
Bước kế tiếp là công đoạn nấu bột giấy. Cây lục bình được cắt thành từng khúc với chiều dài khoảng 10 – 15 cm, được xử lý ở độ khô phù hợp rồi đưa vào nồi nấu cùng với một số loại hóa chất cần thiết. Quá trình nấu được thực hiện trong nồi nấu bột giấy dạng hình trụ, được cài đặt nhiệt độ thích hợp.
Sau quá trình nấu bột, sản phẩm thu được là những xơ sợi cellulose - đây là thành phần chính để làm giấy. Sau khi tẩy trắng, nghiền mịn thì bột được chuyển sang công đoạn làm ra tờ giấy thành phẩm bằng cách dùng máy ép dung dịch bột theo định lượng 85 g/m2.
Sau khi ép, giấy còn ướt nên cần tiến hành sấy khô nhiều lần ở các nhiệt độ khác nhau. Lúc này, những tờ giấy hình tròn mỏng dính đã thành hình. Để biết được các tính chất của giấy làm từ lục bình, Hoàng đem đi thử độ bền kéo, độ bền xé, độ chịu bục, độ thấm nước và so sánh các tính chất này với các loại giấy khác.
Kết quả sau khi kiểm tra cho thấy giấy từ lục bình đáp ứng tốt các tiêu chuẩn sử dụng cho giấy bao gói và giấy bao xi măng, đặc biệt độ bền kéo, độ bền xé và độ chịu bục của loại giấy này cao gấp 2 lần so với tiêu chuẩn quy định cho loại giấy bao bì, giấy bao xi măng. Ngoài ra, giấy lục bình có độ bền cơ lý cao và có tính chống thấm dầu mỡ rất tốt. Do đó, giấy này rất phù hợp để làm bao bì, túi xách, bao bì thực phẩm. Do giấy lục bình được chế tạo từ nguyên liệu là thực vật nên sẽ tự hủy trong môi trường tự nhiên, có khả năng thay thế túi ni-lông khó phân hủy hiện nay đang được khuyến cáo hạn chế sử dụng vì gây hại cho môi trường.
Theo tính toán của Kim Hoàng, so với gỗ bạch đàn dùng làm giấy hiện nay, cứ khoảng 5-6 năm sẽ khai thác được 120 tấn nguyên liệu/ha. Trong khi đó, nếu dùng lục bình, cũng thời gian như trên sẽ khai thác được khoảng 230 tấn/ha, khối lượng nhiều hơn hẳn nên rất có triển vọng đối với ngành giấy của nước ta. Mất khoảng 1 năm thực hiện, đề tài nghiên cứu của Hoàng được nhà trường đánh giá cao và đã lọt vào chung kết Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Eureka 2009 do Thành đoàn TPHCM tổ chức.
803 Lượt xem
0 bình luận
1758 Lượt xem
0 bình luận
803 Lượt xem
0 bình luận
2903 Lượt xem
0 bình luận
42502 Lượt xem
0 bình luận