if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Sáu tháng trước đây, chỗ mà chúng ta vẫn thường gọi là Dự án nhà máy Mỹ Xuân II vẫn còn là một bãi đất trống với cỏ và gạch đá. Thế nhưng đến thời điểm này, bãi đất trống ấy đã đã lên vóc lên hình. Đứa con mà cả đại gia đình Giấy Sài Gòn ngày đêm mong đợi – Nhà máy giấy Mỹ Xuân II – chỉ nay mai thôi sẽ chính thức “chào đời”. Nhân dịp năm mới 2010, Ban biên tập xin được chia sẻ câu chuyện về những anh chị làm việc trong Ban dự án nhà máy Mỹ Xuân II, những con người đang cùng chúng ta viết nên lịch sử.
Ngày nắng cháy cũng như đêm mưa dội…
Những ai đã từng đặt chân đến công trường thi công nhà máy giấy Mỹ Xuân II một lần, chắc chắn đều không khỏi ngạc nhiên trước không khí làm việc lúc nào cũng như đang sôi lên ở đây. Cái hầm hập gần 40 độ của những ngày hè xứ nóng dường như không thấm vào đâu so với quyết tâm hừng hực của con người. Đó chính là cái khí thế của những con người đang làm việc tại dự án nhà máy Mỹ Xuân II, lúc nào cũng hối hả, lúc nào cũng tất bật. Tôi gặp anh Nhân – trợ lý ban dự án, khi anh vừa trở về từ công trường. Trán vẫn còn lấm tấm mồ hôi, anh nói vội: “Mấy ngày này anh em công nhân đang gấp rút thi công dự án cho kịp tiến độ. Ai cũng mong ngóng đến Tết, được về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhưng mong muốn chóng hoàn tất dự án còn cao hơn cả.” Dự án nhà máy giấy Mỹ Xuân II bắt đầu được Ban giám đốc Giấy Sài Gòn thai nghén từ năm 2007. Khi những phân tích, nghiên cứu khẳng định thị trường giấy Việt Nam hứa hẹn một tiềm năng rất lớn trong tương lai, không bỏ lỡ vận hội, Giấy Sài Gòn quyết định đầu tư dự án nhà máy giấy Mỹ Xuân II có tổng công suất tăng gấp 3 lần công suất hiện tại. Dự án nhà máy mới sẽ là điều kiện cần để trang bị chiến hạm Giấy Sài Gòn không chỉ vững vàng lướt sóng ở thị trường nội địa, mà còn sẵn sàng vươn mình ra biển lớn, khẳng định thương hiệu tầm cỡ khu vực. Câu chuyện đó đẹp như một giấc mơ. Và hơn một ngàn con người Giấy Sài Gòn đang đồng lòng, đồng sức chung tay để biến giấc mơ đó trở thành hiện thực. Năm 2008, bão kinh tế toàn cầu khiến thị trường giấy chựng lại. Giấy Sài Gòn cũng không nằm ngoài tác động chung. Dù phải tạm ngưng dự án để tập trung vào hoàn thành những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, nhưng ước mơ và quyết tâm xây dựng một nhà máy Mỹ Xuân xứng tầm khu vực vẫn chưa phút nào thôi cháy bỏng. Bão tan, năm 2009 mở ra một bầu trời quang nhưng mặt đất vẫn ngổn ngang hệ quả, những con-người-Giấy một mặt tái thiết lại tình hình kinh doanh, mặt khác lại tiếp tục bắt tay với ước mơ còn dang dở.
Dự án Mỹ Xuân II – với quyết tâm và nỗ lực cao hơn bao giờ hết. Mỗi ngày ở Ban dự án Mỹ Xuân II đều là một cuộc chạy đua với thời gian, bởi mọi người đều tâm niệm rằng mình đang gánh vác trên vai một niềm tin và một lời hứa với rất nhiều đồng nghiệp của mình.
Lời giải chung cho nhiều bài toán Dù được xếp vào mảng công nghiệp nhẹ, nhưng bất kỳ ai có hiểu về ngành giấy đều đồng ý lẽ ra nên xếp vào công nghiệp nặng. “Nặng” từ đầu tư máy móc đến trọng lượng máy, đến cả khâu hậu xử lý chất thải phát sinh trong sản xuất. Đầu tư mới nghĩa là đồng thời phải lựa chọn những công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng đầu tư, năng lực làm việc và phương án xử lý nước thải. Để giải đồng thời hai bài toán đó, không cách nào hơn đặt ưu tiên vào “công nghệ”, và Giấy Sài Gòn đã chọn hướng đi đó. Bởi ngay từ đầu, chúng ta đã xác định chiến luợc phát triển lâu dài – bền vững, làm sao để mỗi sản phẩm Giấy Sài Gòn đến tay nguời tiêu dùng không chỉ đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý mà còn là sản phẩm thân thiện với môi truờng, an toàn cho cộng đồng. Với ý thức về trách nhiệm ấy, Giấy Sài Gòn là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư trên 20 triệu đô la, vào hệ thống chuẩn bị bột – tái chế giấy qua sử dụng và xử lý nước thải chiều sâu với tầm nhìn vào một tương lai bền vững cho toàn nhà máy.
Hệ thống xử lý nước thải từ EIMCO (Phần Lan) có công suất 17.000m3/ ngày đêm, sau khi đưa vào vận hành vào đầu tháng 02/2010 sẽ là một trong những hệ thống có năng lực công nghệ mạnh nhất Việt Nam. Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng bảo vệ tài nguyên rừng đang dần cạn kiệt, công ty lựa chọn giải pháp đầu tư hệ thống chuẩn bị bột có khả năng tái chế hầu hết các loại giấy đã qua sử dụng, đảm bảo cung cấp những loại bột giấy đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao. Dây chuyền chuẩn bị bột Kadant Lamort (Pháp) là công nghệ mới nhất của tập đoàn Kadant và thế giới với hệ thống sàng ScreenONE và hệ thống sàng áp FiberNET hiện đại, dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 7/2010.
Niềm tự hào của Giấy Sài Gòn không chỉ dừng ở đó. Năm 2009 Công ty đã đặt hàng từ tập đoàn Andritz máy xeo giấy Tissue PM 6 kiểu PrimeLine COMPACT. Đây là công nghệ máy xeo tích hợp mới nhất của Andritz và thế giới sẽ giảm thời gian lắp đặt, mau chóng cho ra sản phẩm, do đó làm giảm thời gian thu hồi vốn. Máy xeo PM6 sau khi đưa vào hoạt động vào quý 3 năm 2010 sẽ đưa Giấy Sài Gòn trở thành nhà cung cấp giấy Tissue lớn nhất Việt Nam. Với những cái “nhất” như vậy, chúng ta hòan toàn có quyền tin rằng chiến hạm Giấy Sài Gòn đã trang bị sẵn sàng vươn mình trở thành chiến hạm cao nhất, xa nhất, mạnh mẽ nhất, đủ sức khẳng định thưong hiệu ở tầm khu vực và quốc tế. Và rất nhiều tâm huyết cho một trang sử mới… Nhân lực Ban dự án gồm 557 nhân sư. Tất cả đều huớng về một mục tiêu chung: Cùng đại gia đình Giấy Sài Gòn viết nên một trang sử mới, trang sử mang tên Nhà máy giấy Mỹ Xuân II.
Trong 557 con nguời đó, có những nguời đã gắn bó với Giấy Sài Gòn qua từng buớc thăng trầm; có những nguời vừa gia nhập để cùng góp sức, chung tay xây dựng nhà máy Mỹ Xuân II. Họ đến từ rất nhiều nơi trên khắp mọi miền tổ quốc; và xa hơn nữa, có những nguời thành viên không mang quốc tịch Việt Nam cũng tề tựu về đây cùng siết chặt vòng tay cho một trang sử mới của giấy Sài Gòn. Chất keo nào đã gắn kết bấy nhiêu con ngừoi sát cánh hợp lực bên nhau như vậy? Ngày đầu năm, hãy cùng lắng nghe tâm sự của họ. Chị Đặng Thị Kiều Nguyệt – Giám đốc dự án: Đây có thể coi là một dự án mang tính lịch sử với ngành giấy Việt Nam. Với mức đầu tư và công nghệ mà chúng ta lựa chọn, có thể rất lâu nữa mới có một dự án có thể so sánh tương tự. Với Ban Dự án, đây là một công việc nhiều thử thách nhưng cũng rất thú vị. Cá nhân tôi và anh em đội dự án luôn giữ vững niềm tin để nỗ lực kịp mục tiêu gần nhất là chạy máy Tissue vào quý III tới. Chắc chắn còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi tin vào thành công phía trước.
Mr. Wolfgang David Maier – Cố vấn R&D: Dự án khởi đầu rất thuận lợi Sau khi đã mua những thiết bị chính, chúng ta bắt đầu gặp phải những thách thức về vốn. Nhưng bản thân tôi và mọi người vẫn tin vào thành công chắc chắn của dự án trong tuơng lai. Khi hòan thành, dự án nhà máy Mỹ Xuân II sẽ thật sự là một thách thức lớn với các đối thủ của chúng ta nếu muốn theo kịp những sản phẩm chất luợng mà chúng ta sẽ sớm đưa vào thị trùơng. Năm cũ đã qua, năm mới sắp đến. Cuối năm nay, nhà máy Mỹ Xuân II sẽ chính thức đi vào hoạt động. Trang sử mới đó không phải của riêng ai mà là do chính chúng ta, những thành viên của đại gia đình Giấy Sài Gòn cùng nhau viết nên. Thời khắc chuyển giao lịch sử đã gần kề. Xin chúc các anh chị Ban dự án cùng toàn thể mọi thành viên đại gia đình Giấy Sài Gòn một năm mới an khang – thịnh vuợng, với thật nhiều sự chuẩn bị tốt nhất để sang năm mới, chúng ta lại cùng nhau siết chặt vòng tay gắng sức cho một thành công chung, một thắng lợi chung của tất cả chúng ta.
Trọng Nhân - Thủy Ngân
873 Lượt xem
0 bình luận
1842 Lượt xem
0 bình luận
873 Lượt xem
0 bình luận
2968 Lượt xem
0 bình luận
42736 Lượt xem
0 bình luận