if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Không bằng lòng với vị thế dẫn đầu thị trường, Công ty Giấy Sài Gòn tiếp tục nâng công suất gấp đôi trong 5 năm tiếp theo.
Việt Nam được nhìn nhận là thị trường đang tăng trưởng điển hình của ngành giấy giấy tiêu dùng. Mỗi năm Việt Nam có thêm 1 triệu dân gia nhập thành thị, mức tiêu thụ bình quân trên đầu người dưới 1 kg - chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ thuộc nhóm các nên kinh tế đang phát triển tại Châu Á. TWM (Tạp chí Thế giới về ngành giấy giấy tiêu dùng) gặp gỡ một doanh nghiệp đang hưởng lợi do những thay đổi về môi trường pháp luật từ chính phủ.
Chỉ đến khi gần kết thúc cuộc phỏng vấn của chúng tôi – thông qua người thông dịch viên ở trụ sở chính của Công ty Giấy Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh đầy sắc màu và đang chuyển mình phát triển không ngừng (vẫn được biết đến với tên gọi Sài Gòn), khi đó ông Cao Tiến Vị – người sáng lập và là giám đốc điều hành Công ty Giấy Sài Gòn mới trải lòng với chúng tôi về đam mê kinh doanh của ông.
Ông hướng đến mục tiêu sẽ nâng công suất sản xuất giấy tiêu dùng lên gấp đôi trong vòng 5 năm tiếp theo. Điều đó gây cho chúng tôi đôi chút bất ngờ, không phải vì đây là mục tiêu đầy tham vọng, mà vì Công ty Giấy Sài Gòn hiện tại đã giành được vị thế dẫn đầu tại Việt Nam. Và thêm một lần nữa, lý do gì khiến ông lại đặt ra mục tiêu này.
Câu lý giải rõ ràng nhất nằm ở cách Ông Cao làm kinh doanh, đó là sự pha trộn của ý chí, nghị lực và đam mê toát ra từ vẻ ngoài tự tin và khiêm nhường đầy điềm tĩnh.
TWM đã đi dọc từ Bắc đến Nam của Việt Nam để thực hiện mục Báo Cáo Quốc Gia cho tạp chí và nhờ đó càng minh chứng cho thấy kế hoạch mở rộng đầy tham vọng của ông Cao rõ ràng rất thực tế. Cơ hội cho thị trường giấy tiêu dùng tại đất nước này rất rộng mở và Việt Nam là ví dụ hoàn hảo về một thị trường giấy tiêu dùng đầy tiềm năng thuộc khối các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới.
Đặc biệt thành phố Sài Gòn là minh chứng cụ thể đầy đủ về thương mại và tiềm năng. Hàng ngàn chiếc xe gắn máy vốn được xem là phương tiện di chuyển của số đông băng băng trong thành phố, qua vô số cửa hiệu buôn bán bất kể mọi thứ. Ở đây có những thương hiệu bán lẻ toàn cầu như Co-op Mart và Family Mart, đồng thời thương hiệu cửa hàng tiện lợi Nhật Bản 7-Eleven cũng đang có kế hoạch tiếp cận thị trường này trong một vài năm tới.
Sau ba thập kỉ ngập chìm trong chiến tranh tàn bạo, cuộc chiến chính thức kết thúc tại thành phố này vào năm 1975. Đến nay, Việt Nam đang tiếp tục chuyển mình phát triển một cách nhanh chóng cho thấy nhiều tiềm năng đáng kinh ngạc. Thành phố được thống nhất vào năm 1975 và quá trình “Đổi Mới” kinh tế lẫn chính trị được tiến hành vào năm 1986. Chỉ số GDP bình quân đầu người dưới mức 100 USD vào năm 1990, nhưng đến năm 2014 chỉ số này tăng lên mức 2,012 USD. Những thống kê nhân khẩu là số liệu quan trọng thể hiện đầy đủ tiềm năng của ngành giấy tiêu dùng: Việt Nam đứng thứ 3 trong số nền kinh tế phát triển nhanh nhất của Châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ; và là quốc gia có dân số đông thứ 15 thế giới với tổng số dân đạt 93.4 triệu người vào năm 2014. Tốc độ thành thị hóa và phát triển dân số nhanh không hề giảm đi, với tỉ lệ gia tăng đô thị hóa đạt mức 3.1% suốt từ năm 2014 – 2019. Dự kiến mỗi năm sẽ có thêm khoảng 1 triệu dân thành thị mới.
Trong khi đó, mức tiêu thụ giấy giấy tiêu dùng bình quân trên đầu người của Việt Nam lại ít hơn 1 kg, tỉ lệ này thấp hơn tỉ lệ tiêu thụ bình quân thế giới là 4,4 kg. Danh mục giấy tiêu dùng lớn nhất là giấy vệ sinh, đây là danh mục sản phẩm rất thông dụng của các hộ gia đình thành thị, khách sạn, nhà hàng, văn phòng và các nhà máy, đóng góp đến 68% tổng doanh thu bán hàng trong lĩnh vực giấy tiêu dùng toàn quốc. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập các sản phẩm giấy vệ sinh tại các vùng nông thôn vẫn thấp và chỉ tập trung vào một số thương hiệu có tiếng.
Đối với Công ty Giấy Sài Gòn, thị trường năng động tại Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội tiềm năng chưa được khai phá, và đây cũng là một trong rất ít doanh nghiệp chịu khó đầu tư tại nước này. Là một trong những nhà sản xuất giấy tiêu dùng lớn nhất ở cả phân khúc cao cấp lẫn phổ thông, công ty sở hữu lần lượt hai thương hiệu lớn gồm Bless You và Saigon. Ông Vị chia sẻ rằng Giấy Sài Gòn là thương hiệu lớn nhất tại các vùng nông thôn Việt Nam và đứng vị trí thứ 2 tại các thị trường thành thị. Trong năm 2016 và các năm tiếp theo, công ty sẽ hướng đến mục tiêu trở thành thương hiệu dẫn đầu toàn quốc.
Ông thành lập doanh nghiệp vào năm 1997 với sản lượng hằng năm ban đầu chỉ đạt 1.500 tấn. Doanh nghiệp tư nhân sản xuất trong nước này hiện đang chia sẻ quyền sở hữu 92% cổ phần bởi người sáng lập và cổ đông mới – đơn vị tiếp quản lại 33.8% cổ phần công ty từ đối tác Nhật Daio Paper năm 2013. Vào tháng 4/2015, công ty hoàn thành dự án mở rộng nhà máy sản xuất giấy tiêu dùng và giấy bao bì trị giá 116 triệu USD tại khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A, nâng công suất sản xuất hằng năm thêm 28,080 tấn giấy khăn mặt, giấy khăn ăn, giấy vệ sinh và giấy cuộn, đồng thời tăng thêm 171,600 tấn giấy công nghiệp.
Hiện tại Công ty Giấy Sài Gòn đã vận hành toàn bộ 2 nhà máy tại Nhà máy Mỹ Xuân. Nằm trong Khu Công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tổ hợp 6 dây chuyền sản xuất giấy tiêu dùng, 5 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp và 4 máy trộn bột giấy được cung cấp bởi Andritz, Black Clawson và Kadant, đồng thời công ty còn chỉ định EIMCO làm nhà cung cấp hệ thống xử lý nước thải và Chanli làm nhà cung cấp hệ thống chuyển đổi thành phẩm. Tổng công suất sản xuất giấy tiêu dùng đạt 40.560 tấn mỗi năm. Ông chia sẻ “Hiện nay chúng tôi là một trong những công ty chủ lực sản xuất giấy tiêu dùng tại thị trường này sử dụng công nghệ hiện đại và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao”.
Vào thời điểm năm 1985, ông cho biết khu vực Miền Bắc của Việt Nam không có nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy tiêu dùng. “Những khu vực thành thị như hiện nay, đặc biệt khoảng 30 năm trước, nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy tiêu dùng là cực thấp. Mức tiêu thụ chỉ khoảng 1 kg theo đầu người. Hiện nay, chúng tôi nhận thấy nhu cầu đã tăng khoảng 20% trong những năm gần đây và chúng tôi kỳ vọng nó sẽ còn tiếp tục tăng lên”.
Chiến lược của công ty là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đồng nhất. Thị trường mục tiêu hướng đến đa dạng người tiêu dùng từ cao cấp đến phổ thông, cũng như những thị trường có tiếng thuộc nội địa lẫn quốc tế. Ông Cao chia sẻ nhu cầu ở tất cả các phân khúc này đều đang tăng trưởng nhanh chóng và thị trường nội địa có nhu cầu nhiều hơn.
Theo ông, sản lượng sản xuất giấy tiêu dùng cho nhãn riêng chỉ chiếm 8-9% vì nó có thể tạo nên sự xung đột với những nhãn hiệu đang sở hữu. “Chỉ thương hiệu mới thống trị” ông tiếp lời.
Chủ trương theo đuổi các sản phẩm thân thiện môi trường cũng là một chiến lược chủ chốt của công ty khi giấy tái chế hiện chiếm hơn 90% việc sản xuất giấy tiêu dùng, đồng thời công ty còn đạt được chứng chỉ FSC. Ông chia sẻ: “Ở đây nhu cầu giấy tiêu dùng gắn liền với thu nhập – do vậy đối với những người thu nhập thấp, họ không hứng thú với các sản phẩm thân thiện môi trường vì với họ, mối bận tâm chính nằm ở giá cả. Tuy vậy, chiến lược này đang giúp chúng tôi tiếp cận thành công các thị trường xuất khẩu vốn thường quan tâm đến những sản phẩm thân thiện môi trường.”
"Để đảm bảo nguồn cung hiệu quả giấy tái chế chất lượng, Giấy Sài Gòn đã tự xây dựng hệ thống thu mua giấy thải gồm có 4 trạm với năng lực thu mua mỗi ngày đạt 500 tấn. Đồng thời đầu tư một trong những hệ thống xử lý nước thải lớn nhất và hiện đại nhất so với các nhà sản xuất giấy khác tại Việt Nam."
Khoảng 70% sản lượng sản xuất tăng từ năm 2014 đến 2019 sẽ nhắm đến thị trường trong nước, tuy vậy ông cho rằng khả năng sản xuất của công ty vẫn chưa tương xứng với nhu cầu. Trong năm năm qua, nhu cầu nội địa đã tăng xấp xỉ 20%. “Trong số các nước đang phát triển của châu Á, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao nhất đạt 3.1%, song lại là một trong những nước có mức tiêu thụ giấy tiêu dùng bình quân đầu người thấp nhất. “Khi xã hội Việt Nam được đô thị hóa nhiều hơn, ý thức vệ sinh cũng sẽ cao hơn, và lúc đó chúng tôi kỳ vọng nhu cầu sử dụng giấy tiêu dùng cũng sẽ tăng trưởng tốt hơn.”
Ông đề cập đến một yếu tố vĩ mô cục bộ ảnh hưởng đến ngành giấy tiêu dùng chính là khả năng gia tăng thị phần xuất phát từ bối cảnh các nhà sản xuất giấy nhỏ hơn buộc phải đóng cửa do quy định của pháp luật và các yếu tố môi trường.Ông Cao lặp lại điều này hai lần trong suốt buổi phỏng vấn, và nhấn mạnh những quy định hạn chế và kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn từ chính phủ sẽ dẫn đến hệ quả làm giảm tổng năng suất sản xuất giấy ở Việt Nam, đồng thời nhu cầu sử dụng giấy vẫn tiếp tục tăng sẽ đem lại cơ hội tuyệt vời cho công ty. Tuy có sự tăng trưởng tiềm năng trong nhu cầu và sự thiếu hụt nguồn cung, các chính sách thắt chặt của chính phủ sẽ buộc hơn 700 công ty nhỏ thuộc ngành giấy phải đóng cửa. Ông nói: “Chính phủ đang có kế hoạch hợp nhất thị trường bằng cách rút giấy phép của các công ty nhỏ và kiểm soát việc cấp giấy phép mới theo hoạch định cho ngành giấy đến năm 2025. Chính phủ cũng đang nhắm đến các cột mốc về năng lực lắp ráp thiết kế và khối lượng sản xuất cho các năm 2015, 2020 và 2025.”
“Khi chính phủ củng cố các quy định về môi trường, các công ty nhỏ phải lựa chọn hoặc là đầu tư mạnh để nâng cấp cơ sở sản xuất hoặc phải đóng cửa. Chỉ ba công ty đứng đầu – có thương hiệu, quy mô và cơ sở hạ tầng sản xuất chất lượng cao phù hợp các tiêu chuẩn quy định – mới có thể hưởng lợi từ tiềm năng của thị trường Việt Nam”
Khoảng 30% năng suất được dành để phục vụ thị trường xuất khẩu đến 23 nước bao gồm Mỹ và Nhật. Mặc dù Việt Nam chia sẻ đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, các nước này vẫn không phải là thị trường xuất khẩu tiềm năng chính. Ông chia sẻ thêm công ty chưa từng thấy nhà sản xuất nào từ Trung Quốc tại Việt Nam, và chỉ một ít sản phẩm giấy tiêu dùng từ Trung Quốc được nhập về.
Tăng trưởng trong xuất khẩu sẽ cất cánh nhờ vào sự tham gia các khối thương mại như Cộng đồng Kinh tế ASEAN – vốn được xem là sự khởi đầu kết hợp 10 nước ASEAN thành một cộng đồng kinh tế chung, thúc đẩy xuất khẩu lẫn kinh tế quốc gia và Hiệp định TPP. Ông Cao nói việc gỡ bỏ dần các rào cản thương mại quốc tế thông qua hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ làm bùng nổ nhu cầu các sản phẩm của Giấy Sài Gòn trên thị trường quốc tế. Tuy vậy, ông nói thêm xuất khẩu sẽ tăng nhưng căn bản là vẫn duy trì tỷ lệ chiếm 30% năng lực sản xuất.
Viễn cảnh hiện nay vẫn hướng về thị trường nội địa rất nhiều. Thu nhập tăng, đô thị hóa nhanh, những ưu tiên của chính phủ và ý thức vệ sinh được nâng cao là những yếu tố giúp gia tăng nhu cầu về giấy tiêu dùng. Với mức tiêu thụ giấy tiêu dùng chỉ bằng ¼ mức tiêu thụ trung bình của thế giới, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và sự gia tăng của sức mua cho thấy người tiêu dùng ở khu vực nông thôn sẽ ngày càng hướng đến việc nâng cấp chất lượng giấy tiêu dùng mà họ sử dụng.
Ông Cao tổng kết lại cơ hội và thách thức qua những điểm chính yếu sau: tại nông thôn – Giấy Sài Gòn duy trì vị thế dẫn đầu thị trường; việc đóng cửa các công ty nhỏ là một cơ hội; sự phát triển của nền kinh tế; đô thị hóa nhanh; thu nhập ngày càng ổn định; ý thức môi trường cao; lợi nhuận ngắn và dài hạn trên những khoản đầu tư then chốt.
BẢN THÔNG TIN: GIẤY SÀI GÒN
Nhà sáng lập và điều hành: Cao Tiến Vị
Các chứng chỉ: FSC, ISO 50001:2001, ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 and OHSAS 18001:2007
Sản phẩm: giấy khăn mặt, giấy khăn ăn, giấy vệ sinh, giấy cuộn với hai nhãn chính và 7 nhãn phụ (Feel Me và Hold Me thuộc nhãn Bless You; Zenni, Extra, Inno, Eco and Eco++ thuộc nhãn Saigon), giấy cuộn không nhãn tiết kiệm, tiện lợi và phù hợp cho những nhà vệ sinh có mật độ sử dụng từ trung đến cao, cùng các sản phẩm giấy tiêu dùng nhãn riêng cho thị trường trong nước và quốc tế.
Sản xuất: hai nhà máy Mỹ Xuân 1 và 2 tại KCN Mỹ Xuân A, Huyện Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu.
Năng lực sản xuất: giấy tiêu dùng là 40,560 tấn/năm; giấy công nghiệp là 232,440 tấn/năm
Cơ sở hạ tầng: 6 dây chuyển sản xuất giấy giấy tiêu dùng và 5 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp với công nghệ sản xuất giấy tiên tiến nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu như Andritz, Black Clawson, Kadant và EIMCO. Hệ thống xử lý nước thải thuộc loại lớn và hiện đại nhất ngành giấy tại Việt Nam (với công suất đạt 17.000m3/ngày)
873 Lượt xem
0 bình luận
1842 Lượt xem
0 bình luận
873 Lượt xem
0 bình luận
2968 Lượt xem
0 bình luận
42736 Lượt xem
0 bình luận